Đau khớp: một chứng bệnh không thể chủ quan

Vốn bị bệnh đau khớp nhưng từ sau khi sinh con, bệnh khớp của chị Hồng Huệ (25 tuổi, Hà Nội) có vẻ càng nặng hơn. Đặc biệt, vào những ngày lạnh, cơn đau khớp càng làm chị thấy khổ sở. Không khí lạnh gây ra hiện tượng co mạch, làm máu lưu thông kém và khiến các khớp của chị Huệ bị đau, tê cứng…

Nhiều hôm không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà chị còn bị nhức mỏi, đau nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp bị viêm còn sưng lên, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. 

Ban đầu đối diện với những cơn đau dai dẳng này, chị thường xoa bóp vào những chỗ khớp bị sưng, nhưng càng xoa bóp, cơn đau càng hoành hành dữ dội hơn. 

Gia đình và bạn bè động viên mãi, Huệ mới chịu đi khám. Tại phòng khám, bác sĩ bảo khi thấy đau khớp có nhiều người cũng tìm tới cách "cổ truyền" là xoa bóp, điều đó sẽ rất có hại và làm cho khớp các đau thêm. 

Nguyên nhân thông thường gây nên tình trạng viêm đau khớp bao gồm: tổn hại gân, dây chằng; rách cơ; tư thế ngồi, đi, đứng không đúng hoặc không rèn luyện thể thao. Chị Huệ chia sẻ: :"Có lẽ từ ngày sinh con rồi chế độ nghỉ ngơi chưa tốt, lại thêm phần mình quá tham công tiếc việc, sau 4 tháng nghỉ ngơi chăm con đã trở lại với công việc văn phòng, suốt ngày ngồi lỳ trước máy tính, chẳng vận động... nên bệnh khớp ngày càng nặng hơn".

Tự rèn luyện để giảm hẳn những cơn đau khớp dai dẳng 1
Chị Huệ không còn lo lắng về những cơn đau khớp trong những ngày lạnh nữa.
 
Rèn luyện thể thao đúng cách

Nhiều người cho rằng khi bị viêm khớp thì tốt nhất nên "ngồi một chỗ", nói không với thể thao. Họ đưa ra khá nhiều lý lẽ nào là tập thể dục sẽ “đau càng thêm đau” và rất dễ bị chấn thương, bệnh sẽ nặng thêm. Tuy nhiên, Hồng Huệ lại cho rằng tình trạng lười vận động, cộng thêm bệnh viêm khớp, có thể dẫn đến hàng loạt nguy cơ có hại cho sức khỏe hơn cả. 

Huệ cố gắng biến việc rèn luyện thân thể trở thành hoạt động hàng ngày vì chị thấy nó có lợi cho sức khỏe của người bị viêm khớp như chị.

Sáng sớm, trước khi đi làm, chị lại dành ra một khoảng thời gian nhất định để tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là những động tác "uốn dẻo". Đây chính là bài tập giản đơn cực tốt cho những ai bị viêm khớp.

Động tác "uốn dẻo" này như sau: ban đầu đứng thẳng, co chân phải lên ra phía sau, đồng thời tay phải nắm cổ chân phải, từ từ nâng gối lên và duỗi chân hết sức ra phía sau, cánh tay phải thẳng cộng với chân và eo tạo thành một đường vòng cung. Tay trái chị đưa thẳng về phía trước để cân bằng với chân ở phía sau, giữ vững tư thế, hít thở chậm bằng mũi, sau đó đổi bên chân.

Sau một thời gian chị thấy thoải mái vô cùng và cảm giác đau nhức khớp dường như xuất hiện ít hơn với mức độ nhẹ hơn. Phương pháp này giúp chị duy trì, cải thiện sự linh hoạt của các khớp xương bị ảnh hưởng và giúp chị điều chỉnh tư thế (đứng, ngồi, đi) được tốt hơn. 

Việc luyện tập có thể diễn ra ở trên cạn hay dưới nước đều có tác dụng tốt. Hồng Huệ nói rằng, cứ cuối tuần chị lại cùng cả nhà đi bơi kể cả ngày lạnh: “Mình thường bơi bể bơi gần nhà, tại đây nước sạch và mua đông thì rất ấm. Điều này không những vừa giúp cả gia đình gần gũi bên nhau hơn mà còn khiến cho sức khỏe của mình thêm khỏe. Bơi lội giúp mình kéo căng các cơ bắp xung quanh các khớp, giảm đau vô cùng hiệu quả”.

Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin D

Vì bị bệnh khớp lâu nên chị Huệ rất chịu khó tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh. Theo chị biết thì hàm lượng vitamin D trong máu ở mức thấp sẽ khiến cho các khớp đau và có nguy cơ làm tăng viêm khớp mãn tính. Vì vậy, nếu không có chế độ bổ sung hợp lý thì những ngày lạnh này “đau phải biết”. 

Do đó chị lên một lịch ăn uống rất khoa học bổ sung vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. Chị ăn nhiều cá hơn thịt, đặc biệt là cá hồi vì cá hồi có chứa rất nhiều vitamin D và tốt cho sức khỏe.
 
Trong cá hồi còn chứa axit omega 3, một loại chất đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Cá hồi giúp duy trì sự minh mẫn cho bộ óc, cải thiện sức khỏe của đôi mắt, hạn chế huyết áp cao, ngăn ngừa bệnh tim, đau khớp…

Chị Huệ cũng rất tích cực bổ sung sữa, sữa chua và sữa đậu nành là các loại thực phẩm từ sữa vì các loại thực phẩm này có lượng vitamin D rất dồi dào. 

Một điều mà chị Huệ không thể bỏ qua trong thực đơn của mình là hạn chế ăn quá nhiều muối vì muối gây tích nước và phù nề, làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức. 



Nếu phát hiện hiện tượng “đau khớp gối văn phòng” thì cần chữa trị ngay và nên áp dụng các biện pháp giảm béo.
Tự rèn luyện để giảm hẳn những cơn đau khớp dai dẳng 2