Viêm não là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em vì để lại những di chứng nặng nề như liệt, mất tiếng nói, tay chân co quắp, mất tri thức, hoặc tử vong...
Viêm màng não mô cầu
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và thường có các ban xuất huyết, hoại tử trên da. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neissrria Meningitidis gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trai nhiều hơn gái.
Bệnh không lây qua ăn uống nhưng qua tiếp xúc trực tiếp trên da, môi trường nước hồ bơi. Bệnh dễ lây lan trong môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, ẩm thấp, không có không khí đối lưu, nước nhiễm bẩn.
Khi bị viêm não mô cầu, bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê, có trường hợp xảy ra biến chứng sốc nhiễm khuẩn. Khi phát hiện có những triệu chứng viêm đường hô hấp và đặc biệt khi thấy trên da xuất hiện những nốt hoại tử ban (những nốt hoại tử lan như chân chim) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tuy có nhiều nhóm khuẩn, nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhóm B được ghi nhận gây bệnh nhiều nhất, thế nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có vắc-xin ngừa nhóm B. Cho nên để phòng ngừa khuẩn nhóm B, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, đảm bảo nơi ở rộng, thoáng, đủ ánh sáng, khô ráo, giữ ấm trong mùa lạnh.
Viêm màng não do HiB
HiB là tên viết tắt của vi khuẩn Haemophilus influenzae type B. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có đến 60% các trường hợp ở trẻ dưới một tuổi. Khi bị viêm màng não do HiB, trẻ sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn vọt, lừ đừ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê. Có một số trẻ bị co giật, trợn mắt hoặc gồng người. Khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện.
Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vaccin. Nên tiêm cho trẻ em từ hai tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ càng phải tiêm nhiều lần để tăng cường kháng thể, do đó trẻ 2 -6 tháng tuổi tiêm ba liều cơ bản, nhắc lại sau một năm, trẻ 6 – 12 tháng tiêm hai liều cơ bản và nhắc lại sau một năm, trên 12 tháng tuổi chỉ tiêm một liều duy nhất.
Viêm màng não mô cầu
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và thường có các ban xuất huyết, hoại tử trên da. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neissrria Meningitidis gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trai nhiều hơn gái.
Bệnh không lây qua ăn uống nhưng qua tiếp xúc trực tiếp trên da, môi trường nước hồ bơi. Bệnh dễ lây lan trong môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, ẩm thấp, không có không khí đối lưu, nước nhiễm bẩn.
Khi bị viêm não mô cầu, bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê, có trường hợp xảy ra biến chứng sốc nhiễm khuẩn. Khi phát hiện có những triệu chứng viêm đường hô hấp và đặc biệt khi thấy trên da xuất hiện những nốt hoại tử ban (những nốt hoại tử lan như chân chim) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mùa lạnh, trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật
Tuy có nhiều nhóm khuẩn, nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhóm B được ghi nhận gây bệnh nhiều nhất, thế nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có vắc-xin ngừa nhóm B. Cho nên để phòng ngừa khuẩn nhóm B, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, đảm bảo nơi ở rộng, thoáng, đủ ánh sáng, khô ráo, giữ ấm trong mùa lạnh.
Viêm màng não do HiB
HiB là tên viết tắt của vi khuẩn Haemophilus influenzae type B. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có đến 60% các trường hợp ở trẻ dưới một tuổi. Khi bị viêm màng não do HiB, trẻ sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn vọt, lừ đừ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê. Có một số trẻ bị co giật, trợn mắt hoặc gồng người. Khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện.
Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vaccin. Nên tiêm cho trẻ em từ hai tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ càng phải tiêm nhiều lần để tăng cường kháng thể, do đó trẻ 2 -6 tháng tuổi tiêm ba liều cơ bản, nhắc lại sau một năm, trẻ 6 – 12 tháng tiêm hai liều cơ bản và nhắc lại sau một năm, trên 12 tháng tuổi chỉ tiêm một liều duy nhất.
Theo Đất Việt