Bị "tè dầm" sau phẫu thuật lấy sỏi qua đường tiết niệu Chị Lã Ngọc Anh (Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ:
"Tình trạng bất thường của cơ thể tôi xuất hiện sau khi tôi nhập viện làm thủ thuật lấy sỏi thận qua đường tiết niệu. Không hiểu vì sao mỗi khi tôi thót bụng hay cười lớn, vận động mạnh là nước tiểu cứ rỉ ra, cố nín nhịn cũng không dừng lại được.
Chị Lã Ngọc Anh (Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội)
Ban đầu nước tiểu chỉ són ra khi tôi nhịn tiểu quá lâu hoặc bê vác vật nặng, nhưng theo thời gian tình trạng ngày một nặng thêm, tôi bị "ướt" bất kì lúc nào từ ngồi, nằm, đi làm, đi chợ hay đi xe máy. Vì cái bệnh kì cục này mà tôi có nhiều phen ngượng ngùng không biết giấu mặt vào đâu.
Nhiều hôm đang ở giữa chợ, tay xách nách mang đủ thứ tôi lại phải khúm núm, khép nép vì đũng quần ướt sũng nước tiểu. Có sáng ngủ dậy, con trai hét ầm lên: “Bố ơi, mẹ tè dầm, Tũn không tè dầm… mẹ xấu hơn Tũn, mẹ tè dầm ra giường này”, lúc đó chỉ biết ngượng chín mặt với chồng con. Cũng may bố thằng Tũn biết ý đỡ cho vợ không thì con trai còn mang chuyện khoe với người ngoài nữa thì không biết nhìn ai.
Lo lắng về tình trạng này, tôi đã liên lạc với bác sĩ phẫu thuật lấy sỏi thận cho tôi, bác sĩ bảo: 'Chịu khó một thời gian vì lấy sỏi qua đường tiết niệu nên nó cũng ảnh hưởng tới đường ống dẫn nước tiểu, làm đường ống hơi giãn ra, cơ bàng quang bị lỏng, một thời gian nữa sẽ ổn định'.
Nhưng từ đó đến nay đã hơn một tháng rồi tôi luôn phải đóng bỉm bất kì lúc nào kể cả lúc ngủ vì sợ đi tiểu ra quần áo, ra giường. Bây giờ tôi thực sự không biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng khốn khổ này nữa”.
Đi tiểu mất kiểm soát là bệnh lý Theo PGS.BS Trần Văn Chất - Chủ tịch hội Thận học Hà Nội, chị Ngọc Anh có biểu hiện của bệnh tiểu tiện không tự chủ (TTKTC). Đây là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện, nước tiểu thoát ra ngoài không tự chủ được.
4 nguyên nhân són tiểu không tự chủ:
Thứ nhất là són tiểu khi gắng sức rơi vào 80% chị em mắc bệnh lý và thường xảy ra khi xách một vật nặng, leo cầu thang, chơi thể thao, khiêu vũ, thậm chí cả khi ho mạnh…
Thứ hai là són tiểu do bàng quang không ổn định, biểu hiện là đột nhiên rất buồn tiểu mà không thể kìm được dù chỉ vài phút. Trường hợp này có thể dẫn đến rỉ nước tiểu (đái gấp) dù chỉ cần nghe tiếng nước ở đâu đó chảy hoặc rửa tay bằng nước lạnh gây cảm giác rùng mình.
Thứ ba, són tiểu hỗn hợp, là sự phối kết hợp giữa 2 nguyên nhân trên.
Thứ tư, són tiểu do ứa tràn nước tiểu. Trường hợp này luôn cảm thấy bàng quang có đọng nước tiểu, muốn tiểu hết mà không thể. Nước tiểu thường rỉ ra với số lượng ít, nhưng lại cứ rả rích như thế cả ngày lẫn đêm.
Nếu đã có triệu chứng của bệnh thì nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm vì để lâu, kéo dài bệnh sẽ thành mạn tính rất khó chữa.
Sau khi sinh con, nhiều chị em khó tránh tình trạng bị són tiểu