Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Gây cản trở trong công việc

Kể từ ngày còn là sinh viên, chị Nguyễn Thị Thanh Mai cán (Đồ Sơn – Hải Phòng) đã thấy xuất hiện những đường gân xanh nổi rõ ở phần bắp chân. Nhưng chị chủ quan không đi khám vì nghĩ rằng do mình béo nên da bị căng, các gân xanh nổi lên. Mãi sau này khi ra trường đi làm lấy chồng rồi sinh con chị lại thấy kèm theo nhức mỏi, khó chịu, mất ngủ.
 
 Bệnh càng trở nên trầm trọng hơn khi chị sinh đứa con đầu. Trong quá trình mang bầu nên các gân xanh các nổi nhiều thành từng mảng cứ loằng ngoằng vào nhau và tình trạng đau buốt càng ngày càng nặng gây cản trở công việc của chị.  Không thể chịu được, chị đi khám thì bác sĩ đều kết luận chị bị giãn đường tĩnh mạch chi dưới nhưng chưa đến mức nguy hiểm nên kê đơn thuốc cho chị về uống hẹn khám lại.

Cũng trong tình trạng  gân xanh nổi lên ở các bắp chân, chị Vũ Thị Sách (giáo viên ở Hậu Lộc- Thanh Hóa) bị các đường gân xanh nổi lên các bắp chân kèm theo biểu hiện nhức mỏi, tê chân, buồn chân từ đầu gối xuống chân vào ban đêm và khi đứng lâu khiến chị gặp rất nhiều khó khăn trong công việc giảng dạy. Lo lắng trước sự bất thường, chị đã đến khám ở bệnh viện tuyến huyện  và được tư vấn ra Hà Nội khám lại. Tại đây, chị  được các bác sỹ cho biết, chị đang mắc một bệnh lý gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới và một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này là đứng nhiều.

Suy giãn tĩnh mạch chân: bệnh không thể coi thường 1
Thực tế, những đường gân xanh ở bắp chân nổi lên từng mảng loằng ngoằng gây rất mất thẩm mỹ là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Ảnh minh họa

Cẩn thận bệnh từ những đường gân xanh

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thắng, BV Đại học Y Hà Nội, những biểu hiện như của các trường hợp nêu trên là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường xảy ra với những người đứng nhiều, ngồi nhiều, vận động quá mức, phụ nữ sau sinh…

 Các biểu hiện có thể nhận diện của bệnh này là thường mỏi chân, nặng chân, đau bắp chân, bị chuột rút, nhất là vào ban đêm, cảm giác bị kiến bò, nóng chân và ngứa chân, có những đường mạch máu nhỏ dạng mạng nhện hay đường gân xanh nổi dưới da nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới như khoeo, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi. 

Suy giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khi chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu một cách đáng kể, trong khi áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng thì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra. Trong một số trường hợp giãn tĩnh mạch có thể do hiện tượng rò động mạch - tĩnh mạch làm cho áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch. Do đặc thù một số công việc liên quan đến việc đứng nhiều hay do sinh đẻ nhiều lần cũng có thể gây nên mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nhiều mức độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể bị giãn các tĩnh mạch lưới ở dưới da, tạo thành hình vằn vện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân, cũng có người chỉ là những đường tĩnh mạch nhỏ như mạng nhện sau đó lan dần... Tình trạng này nặng dần khiến máu bị ứ trệ ở chân sẽ khiến bệnh nhân có triệu chứng căng tức ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân, đau tê vùng bắp chân, phù ở quanh mắt cá chân, nổi gân xanh... Nặng hơn nữa, màu da ở chân sẽ bị thay đổi, chàm hóa da.

Suy giãn tĩnh mạch  không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà có thể gây biến chứng nặng nề  trong suy giãn tĩnh mạch chân là do máu bị ứ đọng lâu trong lòng tĩnh mạch sẽ gây nên cục máu đông. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu sẽ trôi đi theo dòng máu chảy về tim, từ tim cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp thì rất dễ gây tắc nghẽn ở mạch máu não gây thiếu máu não, nhũn não hoặc động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim thậm chí gây nên tử vong.

BS Thắng chia sẻ thêm do không có hoặc có từng biểu hiện lâm sàng khác nhau nên rất ít người phát hiện sớm mình đang mắc căn bệnh âm thầm này.

Người mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới cần thiết hạn chế đứng hoặc đi lại quá nhiều. Nên tập luyện đi bộ chậm hay bơi lội khoảng 30 phút mỗi ngày. 

 Ngoài ra, đối với người lớn tuổi nên thường xuyên vận động để lưu thông tĩnh mạch, đặc biệt là những người béo phì, nặng cân. 

Người bị bệnh nên có chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt vitamin C, không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót, nơi làm việc phải thoáng mát… Khi đi ngủ nên kê cao chân bằng một chiếc gối mềm, độ cao thích hợp để không làm khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (theo xu hướng vuốt dọc trở lên từ bàn chân lên cẳng chân) đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông tốt hơn.

Vì vậy khi mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân điều đầu tiên là phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định và có chỉ định điều trị thích hợp, đồng thời qua khám bệnh bác sĩ sẽ có những lời khuyên thích hợp với từng người bệnh.