Trăm đường mất sữa

Khi người mẹ lâm bồn, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là sức khỏe cả mẹ và con. Sau đó, câu hỏi quan trọng tiếp theo chính là mẹ có đủ sữa cho con không? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều bà mẹ không thể trả lời nổi mà chỉ lẳng lặng nhìn con thơ loay hoay với chai sữa rồi nuốt nước mắt vào lòng.

Có cả trăm lý do khiến các bà mẹ mất sữa. Nhiều lý do có thể thông cảm được nhưng có những lý do khiến người ta phì cười trong xót xa.

Rất thành công trong công việc nên chị Phương không quá quan tâm tới việc chửa đẻ. Chị rất tự tin với kiến thức mà mình tích lũy được trong gần 30 năm qua. Nhưng tới khi sinh bé Bi, chị mới nhận ra kiến thức sinh nở khác hẳn với kiến thức xã hội. Dù có tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh nhưng nếu có đi thi, chắc chắn điểm số của chị sẽ là con số 0 tròn trĩnh.

Nhắc lại chuyện cũ mà chị thấy thương con vô cùng. Bé Bi nhà chị phải đồng hành cùng những hộp sữa bột từ khi cất tiếng khóc chào đời. Với bé, sữa mẹ là cái gì đó vô cùng xa xỉ. Chị đã “cướp” dòng sữa ngọt ngào của bé Bi chỉ vì không biết… bế con. Dù được mẹ và bác sĩ dạy rất nhiều lần nhưng tư thế bế của chị vẫn không “đạt tiêu chuẩn”, vẫn khiến bé Bi khó chịu và nhất định không bú. Ban đầu, sữa chị Phương chảy khá nhiều, có lúc ướt cả vạt áo nhưng lâu dần, do bé Bi không bú, dòng sữa đó mất dần, mất dần, chỉ hơn một tháng là ngực chỉ lại nhỏ như thời con gái.

Trong khi đó, chị Nguyệt lại “tước mất” quyền ti sữa mẹ của con vì tham công tiếc việc. Chỉ một tháng sau khi sinh, chị đã “quẳng con” cho mẹ chồng để đi làm. Chị giải thích: “Lương của con mấy nghìn đô một tháng. Con mà nghỉ thì có người khác lên thay ngay. Chờ 4 tháng sau mới đi làm thì lấy đâu ra vị trí tốt như vậy nữa. Con nhà người ta không sữa mẹ cũng có sao đâu”.

Đi làm sớm, công việc căng thẳng khiến chị Nguyệt mất sữa chỉ sau một tuần làm việc. Đến lúc đó, chị mới thấy thương con và quyết tâm nghỉ việc để “trả lại” cho con dòng sữa mát ngọt. Nhưng vấn đề nan giải mà cả Nguyệt và chị Phương gặp phải chính là làm thế nào lấy lại dòng sữa đã mất đây?


Rất may, cả hai chị sớm tìm ra được câu trả lời mình. Cả hai chị đều dùng chung một “bài thuốc” hữu hiệu.

Tôm nõn nấu rượu

Hiện có rất nhiều bài thuốc giúp các bà mẹ tăng lượng sữa, điển hình nhất là cháo móng giò. Tuy nhiên, khá nhiều người không hợp với món ăn phổ biến này. Sau nhiều lần ăn đến “phát chán” cháo móng giò, chị Phương vẫn không thấy sữa đâu, chị đã phải cầu cứu “bài thuốc” khác. Đó là tôm nõn nấu rượu.

Công thức của tôm nõn nấu rượu rất đơn giản. Chị Phương chuẩn bị 100g tôm nõn và 250g rượu gạo. Chị nấu đến khi tôm nõn chín nhừ, ăn nóng cả nước lẫn cái. Lời khuyên đưa ra là ăn trong 5-6 ngày. Tuy nhiên, chị “thưởng thức” món ăn này tận 2 tuần. Tuy sữa của chị không tràn trề, chan chứa như các bà mẹ khác nhưng vẫn đủ cho thực đơn “bữa chính” của bé Bi. Một ngày, bé chỉ cần ăn thêm khoảng 300ml sữa ngoài. Đây là thành công ngoài mong đợi của cả chị và người thân trong gia đình.

Chị Nguyệt cũng dùng “bài thuốc” này và nhận được kết quả khả quan. Tuy nhiên, khi chia sẻ với Mẹ và Bé, chị Nguyệt còn nhấn mạnh thêm các biện pháp đi kèm. Chị Nguyệt tiết lộ, trước khi “sản xuất” sữa, chị thường lấy máy rung để kích thích, vừa mát xa, vừa vắt sữa để kích thích sữa “về”.

Sau một tháng nỗ lực, chị đã có đủ sữa cho con. Sau 4 tháng đi làm, chị lại tận dụng máy vắt sữa. Chị cho sữa vào chai, để và tủ lạnh nhờ bà nội cho cháu ti. Chị Nguyệt chia sẻ: “Ban đầu, tôi nghĩ công việc là quan trọng, bé hoàn toàn có thể sống mà không cần sữa mẹ. Nhưng may mắn là tôi đã nghĩ lại. Với con trẻ, không có gì đáng quý, đáng yêu bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào, ấm áp tình yêu thương. Vì vậy, tôi mong các bà mẹ hãy hy sinh vì con cái. Công việc và sắc đẹp là những thứ thoảng qua”.
 
Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!



Phần thưởng của tuần này là một combor trị giá 630 nghìn đồng bao gồm:

- 01 túi treo con vịt trị giá 300 nghìn đồng
- 01 lều Koja trị giá 330 nghìn đồng