Tác dụng của sắn dây

Sắn dây còn có tên gọi khác là: Cát căn, Bạch cát; Khau cát (Tày), Bản mắm kho (Thái).

Sắn dây được phát hiện ở nước ta từ trước công nguyên gọi là Bạch cát (Nam phương thảo mộc trang).

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây sắn dây thuộc loại cây leo, thân dài hàng chục mét, rễ phình to thành củ nhiều xơ lẫn bột. Từ xưa nhân dân ta trồng sắn dây khắp nơi để luộc ăn và làm thuốc. Trồng sắn dây rất đơn giản, chỉ cần sẵn có cây to hay làm giàn cho leo để cây được phát triển là được. Trông cây sắn dây không cần nhiều đất, chỉ diện tích nhỏ 0,3m2, cũng đủ đào một hốc, sâu khoảng 70-80cm, đổ đất mùn và phân tro xuống cho đầy.

Cắt một đoạn thân cây sắn phía gần gốc dài độ 1m, khoanh tròn, để thừa phần ngọn lên trên, đặt cách miệng hố độ 25cm, lấp đất xốp lên, ấn chặt đất cho cây bén rễ và mọc cành.

Tưới nước cho đất được ẩm, rồi cắm cành cây làm giá đỡ cho dây leo lên cây to hoặc giàn. Sắn dây trồng vào mùa đông xuân, sau một năm thu hoạch. Một bụi sắn có thể cho vài chục cân củ tươi.

Củ sắn tươi giã lọc lấy chất bột sắn uống giải khát và làm thuốc giải nhiệt. Củ sắn khô, nhiều xơ dùng vào thuốc thang với tên gọi là Cát căn.

Tác dụng của bột sắn dây và các bài thuốc từ bột sắn dây - Ảnh 1.

Các bài thuốc chữa bệnh từ củ sắn dây

1. Chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, có mồ hôi, trong và ngoài đều nóng, ruột xốn xao, khát nước

Bài 1:

- Bột sắn dây: 12g

- Sắc uống.

Bài 2:

- Cát căn: 20g

- Đậu ván sao: 10g

- Rễ lức: 10g

- Dành dành:10g

- Sắc uống

2. Chữa ôn nhiệt mùa hè (sốt cao, phiền khát, trằn trọc, mê sảng)“Cát căn cầm liên thang”

- Cát căn: 16g

- Hoàng cầm: 08g

- Hoàng liên: 08g

- Hoàng đằng: 08g

- Sơn chi tử: 08g

- Sắc uống

3. Chữa TE sốt ho, viêm họng, bị sởi viêm phổi hoặc phụ nữ nóng ruột, chán cơm

- Cát căn: 20g

- Rau má: 10g

- Mạch môn: 10g

- Cam thảo dây: 10g

- Sắc uống