Vitamin D có tác dụng phòng ngừa rủi ro mắc phải bệnh cảm cúm, nhất là ở lứa tuổi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên;Vitamin D nếu được bổ sung hợp lý còn giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu.

Phụ nữ giai đoạn mãn kinh và người cao tuổi khi được bổ sung vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa được các dấu hiệu loãng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, tránh tình trạng xương đau nhức, gãy rụng.

Tác dụng và cách bổ sung vitamin D hiệu quả - Ảnh 1.

Vitamin D còn có khả năng hạn chế rủi ro mắc phải bệnh đa xơ cứng hoặc cải thiện triệu chứng của bệnh lý này. Đây là một loại bệnh khiến hệ miễn dịch của cơ thể tấn công làm tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Vitamin D hỗ trợ giảm thiểu khả năng mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Nếu kết hợp đúng cách vitamin D và canxi sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư.

Nhờ cơ chế kích thích sự hấp thu phốt phát và canxi hiệu quả từ ruột, vitamin D sẽ giúp bạn giảm bớt sự thèm ăn, từ đó bạn sẽ ăn ít đi và lượng calo được nạp vào cơ thể cũng được cắt giảm, góp phần kiểm soát tốt trạng thái cân nặng.

Khi cơ thể không được cung cấp vitamin D một cách đầy đủ sẽ gây ra những dấu hiệu như sau:

Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức để làm việc;

Thường xuyên có cảm giác đau nhức vùng cơ xương, hoặc dễ bị yếu cơ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hay cảm thấy mỏi khi đi bộ xa hoặc leo cầu thang;

Chỉ gặp các chấn thương nhẹ cũng dễ bị gãy xương.

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vitamin D thường gặp ở những người thuộc các đối tượng sau:

Người sống tại các thành phố đông đúc nơi có nhiều tòa nhà cao tầng che khuất ánh sáng mặt trời, kết hợp với đó là công việc bận rộn phải làm việc trong phòng kín cả ngày, hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng;

Người có làn da ngăm, tối màu tập trung nhiều lượng sắc tố melanin. Đây là yếu làm cản trở sự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng;

Sử dụng kem chống nắng hay quần áo, vật dụng tránh nắng khác cũng khiến làn da ít được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Những thực phẩm giàu vitamin D bạn nên bổ sung hàng ngày

Bên cạnh ánh nắng mặt trời, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như: Một số loại cá: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết, ...; Ngũ cốc; Sữa và các chế phẩm từ sữa, bao gồm: sữa tươi, sữa chua, phô mai, Tôm; Trứng;

Ngoài chế độ ăn uống thì các loại viên uống tổng hợp vitamin D sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể một cách đầy đủ. Phụ thuộc vào thể trạng và độ tuổi, lượng vitamin D cần được bổ sung sẽ khác nhau.

- Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành dưới 70 tuổi: 600 IU/ngày;

- Người ngoài 70 tuổi: 800 IU/ngày;

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: 600 IU/ngày.

- Đối với người lớn bị loãng xương hoặc các bệnh lý liên quan đến thiếu hụt vitamin D:

- Người thiếu vitamin D: 50.000 IU/tuần, duy trì từ 6 - 12 tuần;

- Phòng ngừa tình trạng mất xương do tác dụng phụ của corticosteroid: 0,25 - 1 mdg/ngày theo dạng alfacalcidol hoặc calcitriol trong 6 - 36 tháng;

- Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương: người cao tuổi dùng khoảng 400 - 1000 IU/ngày loại vitamin D3 (hay còn gọi là cholecalciferol), kết hợp cùng 500 - 1200 mg canxi/ngày;

- Điều trị bệnh đa xơ cứng: 400 IU/ngày;

- Ở những bệnh nhân bị cường tuyến cận giáp gây mất xương: 800 IU/ngày vitamin D3, duy trì trong 3 tháng;

- Bệnh nhân bị suy tim: dùng 800 IU/ngày vitamin D3 hoặc kết hợp cùng canxi hàm lượng 1000mg/ngày trong 3 năm. Trong trường hợp đó là phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh thì nên dùng với liều lượng vitamin D3 400 IU/ngày kết hợp với canxi 1000mg/ngày;

- Phòng ngừa mất răng do tuổi tác: vitamin D3 liều lượng 700 IU/ngày, kết hợp cùng canxi 500mg/ngày, sử dụng trong 3 năm;

- Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: 300 - 4000 IU/ngày vitamin D3 trong 7 tuần đến 13 tháng.