10 năm trường mất ngủ vì tự uống thuốc ngủ

Chứng mất ngủ thường xuất hiện ở người già, người bị suy nhược thần kinh dẫn đến thiếu oxy lên não, gây bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, ngày nay, do áp lực công việc, stress dẫn đến rối loạn tâm lý khiến rất nhiều bạn trẻ cũng rơi vào tình trạng mất ngủ.

Suốt 10 năm nay, chị Thuận 38 tuổi ở Lục Ngạn, Bắc Giang sống trong tình trạng mất ngủ triền miên không rõ nguyên nhân. Mỗi đêm, chị chỉ chợp mắt được một, hai tiếng là tỉnh giấc rồi thức luôn đến sáng.

Chị cho biết, từ khi chồng mất vì tai nạn giao thông, chị thường xuyên mất ngủ, thời gian không ngủ kéo dài hàng tháng như vậy khiến chị cảm thấy tinh thần mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt. Khi không còn sức chịu đựng cảnh mất ngủ, chị tự mua thuốc ngủ, mỗi đêm uống hai viên với hy vọng sẽ ngủ ngon giấc.

Thế nhưng, uống cả tuần mà chứng rối loạn giấc ngủ không được cải thiện là mấy. Chị tiếp tục mua thuốc “nặng” hơn về uống thì đúng là dễ ngủ hơn. Nhưng cũng chỉ sau một thời gian ngắn, ó chị lại trở về tình trạng thao thức cả đêm như trước đó.

Từ đó giấc ngủ của chị phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc ngủ, hôm nào có thuốc thì ngủ được, hôm nào không có thuốc coi như thức trắng đêm. Nhưng càng uống thuốc càng thấy người mệt mỏi, thậm chí có chị khi không tự chủ được hành vi của mình.

Tác hại của việc lạm dụng thuốc ngủ 1
(Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc ngủ tùy tiện gây nhiều nguy hiểm

Giấc ngủ ổn định giúp não nghỉ ngơi, mau hồi phục, tỉnh táo tinh thần tăng năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, riêng trẻ sơ sinh, giấc ngủ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn. Vì thế, người thiếu ngủ, trí nhớ bị giảm sút, nhức đầu, tính tình cáu gắt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, tiểu đường, suy tim, trẻ chậm phát triển trí não.

Thuốc an thần gây ngủ (còn gọi là thuốc ngủ) là thuốc có tác dụng an thần giải lo khi dùng liều thấp và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, cần chọn loại thuốc thích hợp với từng đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, người bị trầm cảm, mất ngủ… Cần dùng liều thấp nhất, giảm liều dần dần trước khi ngưng thuốc.

Việc lạm dụng thuốc ngủ càng kéo dài, gây nhiều khó khăn trong điều trị, bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc (phụ thuộc vào thuốc), bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

Lạm dụng thuốc ngủ còn gây ra hậu quả là khiến người dùng luôn có cảm giác buồn ngủ, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm hiệu suất khả năng phán đoán. Điều này đặc biệt với những người làm công việc cần đến sự tập trung cao độ. 

Ngoài ra, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp. Vậy nên, những người bị bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, trước khi sử dụng thuốc ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sĩ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.

Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, có thể do rối loạn tâm lý tiêu biểu là trầm cảm, stress hay do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc… Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải tìm ra nguyên nhân mất ngủ để loại bỏ, điều trị đúng bệnh lý, không nên lạm dụng thuốc ngủ. 

Như trường hợp của chị Thuận mất ngủ do lệ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ. Chị đã uống các loại thuốc ngủ có chứa chất gây nghiện trong thời gian dài dẫn đến nhờn thuốc. Trong khi đó, bệnh nhân mất ngủ do nhờn thuốc điều trị khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều, có đến 20% điều trị không thành công.

Bác sĩ Huệ cho rằng, thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa được bệnh mất ngủ. Trên thị trường có nhiều loạn thuốc ngủ nhưng không có một loại thuốc an thần nào cũng đều tốt cho tất cả các bệnh nhân mất ngủ, không phải ai mất ngủ cũng phải uống thuốc ngủ mới ngủ ngon. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân mất ngủ rất quan trọng trong điều trị chứng mất ngủ.

Có nhiều loại dược liệu truyền thống như hoạt chất củ bình vôi, tâm sen cũng có tác dụng gây ngủ tốt mà không độc hại. Khi gặp phải triệu chứng mất ngủ tốt hơn hết nên tận dụng hiệu quả dược liệu truyền thống này.

Bác sĩ Huệ khuyên, khi bị bệnh mất ngủ tuyệt đối không nên để tivi, máy tính và máy nghe nhạc trong phòng ngủ; tránh dùng những thực phẩm gây nặng bụng, khó tiêu những chất kích thích như: chè, cà phê, rượu… Bữa tối nên được ăn trước khi lên giường ngủ ít nhất 1 tiếng rưỡi.



Sau nhiều đêm không ngủ, bạn cảm thấy sức khỏe ốm yếu và hôn mê. Đây là lúc bạn nghĩ có thể bắt đầu sử dụng thuốc ngủ?
Tác hại của việc lạm dụng thuốc ngủ 2