Khi bạn mang thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng phương pháp kích thích chuyển dạ để khởi động quá trình sinh nở. Trong số các phương pháp kích thích chuyển dạ thường dùng, tách màng ối là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến. Đa số các chuyên gia y tế đều nói rằng quá trình chuyển dạ bắt đầu tự nhiên tốt hơn và các biện pháp giục sinh chỉ được sử dụng khi có lý do y khoa rõ ràng.
Vậy tách màng ối là gì, có tiềm ẩn nguy cơ với mẹ bầu và em bé không thì chưa hẳn nhiều mẹ bầu đã biết.
Tách màng ối là gì?
Tách màng ối là một trong những phương pháp tác động chủ động để gây nên những cơn co tử cung khi không thể chuyển dạ tự nhiên, được cho là tự nhiên nhất.
Việc này được thực hiện trong lúc khám âm đạo (khám trong). Bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào cổ tử cung rồi dùng ngón tay quét một đường tròn quanh cổ tử cung để thử tách túi ối khỏi cổ tử cung. Thủ thuật tách ối sẽ kích thích việc sản xuất nội tiết tố nhằm giúp tử cung co bóp.
Kỹ thuật này giúp giảm sự can thiệp y tế khác như prostaglandin và oxytocin để gây chuyển dạ hay thậm chí là can thiệp sinh mổ. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu không đồng ý với phương pháp này vì nó gây ra nhiều rủi ro.
Tách màng ối có thể gặp phải những rủi ro gì?
- Nhiều người lợi dụng tính an toàn của bóc tách màng ối (so với các phương pháp khích thích chuyển dạ khác) để giúp quá trình sinh nở thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nhưng thực sự điều này không nên. Tốt hơn hết vẫn chờ đến khi có cơn chuyển dạ thật. Vì khi cơ thể và bản thân em bé chưa sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thì khả năng sinh mổ, sinh nhờ can thiệp forceps, giác hút sẽ tăng cao. Em bé cũng sẽ gặp một số vấn đề về hô hấp sau khi chào đời.
- Nếu như bạn không chuyển dạ trong thời gian dự kiến, tách màng sẽ được thực hiện một lần nữa.
- Mọi người đều tin rằng khoảng 1/4 sản phụ được tách màng ối sẽ có cơn chuyển dạ thật sau 48 giờ. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho kết quả khác. Theo đó tách màng ối không mang lại lợi ích về mặt lâm sàng.
Hầu hết kỹ thuật viên sẽ thực hiện tách màng ối lần 2, nếu bóc tách màng ối lần 1 không có hiệu quả sau 48 giờ thực hiện. Sản phụ sẽ tiếp tục phải trải nghiệm cảm giác khó chịu, đau đớn.
- Bất cứ vật thể gì khi đưa vào âm đạo đều có thể mang vi khuẩn. Vì vậy nếu quyết định thực hiện bóc tách màng ối, sản phụ cũng phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm rất cao.
Tách màng ối không nên thực hiện trong trường hợp nào?
Mặc dù đây là phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên, nhưng nó lại không được khuyến khích sử dụng nhiều. Bạn không nên thực hiện tách màng ối trong một số trường hợp sau:
- Vỡ màng ối.
- Nhau thai thấp.
- Cổ tử cung kín.
- Đầu của em bé không đúng vị trí.
- Mẹ bị nhiễm trùng âm đạo.
Ưu điểm và nhược điểm của tách màng ối
Giống như nhiều thủ tục khác, tách màng ối cũng có ưu và nhược điểm :
Ưu điểm: Thúc đẩy sự chuyển dạ tự phát; không phải nhập viện vì nó có thể được thực hiện trong buổi khám thai; an toàn và hiệu quả.
Nhược điểm: Khó chịu và hơi đau; có thể không bắt đầu chuyển dạ trong lần thử đầu tiên; nguy cơ vỡ túi ối; chảy máu âm đạo, co thắt không đều có thể xuất hiện.
Tách màng ối chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của sản phụ
Tách màng ối chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của sản phụ. Trước khi thực hiện, sản phụ cũng được biết về những thông tin cơ bản, cách thức thực hiện và các rủi ro liên quan đến bóc tách màng ối.