Tất cả chúng ta đều quá đỗi thân thuộc với những chiếc phích cắm điện từ trong nhà mình ra đến những nơi công cộng khác. Đơn giản vì nếu như không có điện thì các thiết bị điện tử chẳng khác gì đồ bỏ đi.
Nhưng điều đặc biệt là hình dáng cũng như số chân cắm của các phích cắm này rất khác nhau. Liệu rằng bạn đã có câu trả lời cho sự khác nhau đó chưa?
Hình ảnh của một phích cắm 3 chân thông thường.
Còn đây là hình ảnh của một phích cắm 2 chân thông thường.
Nếu để ý bạn sẽ thấy hầu hết những thiết bị đồ điện dân dụng như lò nướng, máy tính, lò vi sóng, tủ lạnh có vỏ kim loại đều được thiết kế với phích cắm 3 chân. Khi sử dụng những thiết bị này chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với mặt ngoài của chúng. Vì vậy nếu dòng điện bị rò rỉ ra ngoài thì chúng ta rất dễ bị điện giật.
Bạn đã bao giờ bị tê hay bị giật khi chạm vào vỏ kim loại của thiết bị như bàn ủi, lò nướng, lò viba, bếp điện... Lý do là bạn không nối đất vỏ thiết bị của bạn đấy!
Nếu sử dụng phích cắm có 3 chân thì chân thứ 3 trong sẽ giúp loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó. Vì trên những ổ cắm điện có 3 lỗ thì sẽ có 2 lỗ kết nối dây nóng và dây nguội, lỗ thứ 3 có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình để đảm bảo an toàn khi có sự chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị điện.
Chân thứ 3 trên phích cắm cũng như lỗ thứ 3 trên ổ điện sinh ra chính là để bảo vệ người sử dụng khỏi giật điện từ thiết bị.
Dây điện trong nhà cũng nên để gọn gàng.
Tránh để bừa bãi như thế này.
Trong một số trường hợp, dây điện bên trong bị rơi ra và bắt đầu dẫn điện trên bề mặt kim loại. Người sử dụng sẽ bị điện giật ngay nếu chạm vào phần vỏ kim loại của những vật dụng như thế. Đây chính là lúc để chân cắm thứ 3 hoạt động và không để vấn đề xảy ra.
Nhiều người cho rằng chân thứ 3 không quan trọng và bẻ bỏ đi.
Kết quả là...
(Nguồn: Lifebuzz)