Trong cuộc sống hàng ngày, siêng năng và tiết kiệm là đức tính truyền thống tốt đẹp, nhiều người có thói quen để lại thức ăn thừa của bữa này cho ngày hôm sau. Những thức ăn đó chúng ta thường gọi chung là "món ăn để qua đêm". Với nhiều người đó là việc không sao cả và lâu nay "ăn đều cũng không bị gì". Tuy nhiên, thực tế không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp để qua đêm. Một số loại thực phẩm không chỉ mất đi vị ngon sau khi để qua đêm mà quan trọng hơn là có thể sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể con người. Nếu sử dụng lâu dài những món ăn đó có thể gây hại cho sức khỏe. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về 6 loại đồ ăn để qua đêm mà chúng ta thà vứt đi còn hơn ăn lại; đồng thời hiểu rõ nguyên nhân đằng sau để có thể ăn uống lành mạnh và chất lượng hơn.
1. Rau lá xanh: Món ăn để qua đêm dễ mất chất dinh dưỡng và tăng nitrit
Các loại rau lá xanh như: rau bina, cải dầu, rau diếp, v.v... rất giàu vitamin C, axit folic và các loại khoáng chất khác nhau; là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, sau khi các loại rau này được nấu chín, đặc biệt là khi đun ở nhiệt độ cao, chất dinh dưỡng của chúng rất dễ bị mất đi, nhất là vitamin C. Hơn nữa, khi rau lá xanh được bảo quản qua đêm, vi khuẩn sẽ sản sinh ra nitrit, tiền thân của chất gây ung thư. Mặc dù một lượng nitrit hấp thụ không đủ để trực tiếp gây ung thư nhưng sự tích tụ lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho cơ thể.
Khuyến nghị: Tốt nhất nên nấu chín và ăn các loại rau lá xanh ngay sau khi chế biến. Nếu thực sự không thể ăn hết, bạn nên giảm thiểu thời gian bảo quản và hâm nóng kỹ trước khi ăn. Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh để qua đêm.
2. Hải sản: Vi khuẩn sinh sôi và dễ bị nhiễm độc
Hải sản như tôm, cua, động vật có vỏ… rất giàu protein, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Đây là nhóm thực phẩm chế biến ra các món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, sau khi hải sản nấu chín nếu để qua đêm, đặc biệt ở nhiệt độ phòng, thì vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi, khiến thực phẩm bị hư hỏng. Đặc biệt các loại hải sản giáp xác như tôm, cua có hàm lượng protein cao và vi khuẩn sinh sản nhanh hơn qua đêm, dễ gây ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa.
Khuyến nghị: Hải sản tốt nhất nên được nấu chín và ăn ngay. Nếu thực sự cần bảo quản thì nên bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh càng sớm càng tốt và tiêu thụ trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, xét đến hương vị và khả năng giữ dinh dưỡng của hải sản, tốt nhất bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm này để qua đêm.
3. Sản phẩm từ đậu nành: Dễ hư hỏng, mất chất dinh dưỡng
Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, đậu phụ khô, v.v..., rất giàu protein thực vật và các khoáng chất khác nhau. Đây là nguồn thực phẩm lý tưởng cho người ăn chay và những người theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, sau khi các sản phẩm từ đậu nành đã nấu bảo quản qua đêm, do có hàm lượng protein cao và độ ẩm cao nên dễ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, dẫn đến hư hỏng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong sản phẩm đậu nành, đặc biệt là vitamin, rất dễ bị mất đi theo thời gian trong quá trình để qua đêm.
4. Nấm: Dễ sinh chất độc hại
Các loại thực phẩm từ nấm như nấm hương, nấm kim châm, nấm sò,… không chỉ thơm ngon mà còn giàu các loại axit amin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, sau khi các món ăn từ nấm nấu còn dư thừa mà bảo quản qua đêm, do cấu trúc đặc biệt nên vi khuẩn, nấm mốc có hại dễ sinh sôi và sản sinh ra các chất có hại như aflatoxin - một chất gây ung thư mạnh.
Khuyến nghị: Tốt nhất nên nấu chín và ăn nấm khi còn tươi ngon. Nếu thực sự cần bảo quản, chúng nên được làm đông lạnh càng sớm càng tốt và ăn trong vòng 24 giờ, đồng thời phải đun nóng kỹ trước khi tiêu thụ. Tuy nhiên, xét đến tính đặc thù và độ an toàn của thực phẩm nấm, thì tốt nhất bạn nên bỏ những món ăn từ nấm khi đã để qua đêm.
5. Trứng luộc chưa kỹ/lòng đào: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Các món ăn từ trứng như: trứng luộc chưa chín, trứng luộc lòng đào, trứng chần… được nhiều người yêu thích bởi hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau khi được chế biến mà để qua đêm do chưa chín hẳn nên vi khuẩn (như salmonella) trong trứng không bị tiêu diệt hoàn toàn và có thể dễ dàng tiếp tục nhân lên trong suốt quá trình qua đêm, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị: Tốt nhất khi bạn luộc trứng chín chưa kỹ, hãy ăn ngay, không để qua đêm. Nếu bạn cần bảo quản thì hãy luộc lại tới khi chín, cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng trong 24 giờ.
6. Canh/Súp: Chuyển hóa nitrat, mất chất dinh dưỡng
Các món canh/súp như canh xương, canh cua, canh các loại rau xanh, súp gà, súp rau củ, súp hải sản… không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể, bồi bổ dạ dày. Tuy nhiên, khi dùng không hết mà bảo quản qua đêm trong tủ lạnh (đặc biệt là súp có chứa các loại rau lá xanh), vi khuẩn sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit, làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong canh/súp như vitamin, khoáng chất… cũng dễ bị mất đi theo thời gian khi để qua đêm.
Khuyến nghị: Tốt nhất nên nấu canh/súp và dùng ngay. Nếu thực sự cần bảo quản, hãy loại bỏ các loại rau lá xanh trong canh/súp, chỉ giữ lại thịt và xương, cho vào tủ lạnh và ăn trong vòng 24 giờ. Trước khi ăn cần đun sôi thật kỹ.
Tiết kiệm là một thói quen tốt nhưng khi nói đến vấn đề an toàn thực phẩm, chúng ta phải đưa ra lựa chọn. Dù có thể rất tiếc nếu vứt bỏ các món ăn dư thừa nhưng khi để qua đêm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó tốt nhất chúng ta nên cố gắng hạn chế ăn chúng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể tránh lãng phí thực phẩm bằng cách lên kế hoạch cho bữa ăn hợp lý và nấu nướng với lượng vừa phải mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon, an toàn của thực phẩm. Hãy nhớ rằng, sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu, chúng ta hãy bắt đầu từ mỗi bữa ăn và tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh, ngon miệng nhé!