Tấm biển ĐẶC BIỆT ở 1 ngôi trường tại Hà Nội và câu chuyện ngăn chặn bạo lực học đường: Rời xa cổng trường, các con vẫn được bảo vệ!
Không chỉ được mệnh danh là "trường học xanh", an toàn học đường tại trường Genesis cũng được đề cao hơn bao giờ hết. Vậy cụ thể phương pháp ấy là gì?
Genesis School là ngôi trường nằm giữa trục đường Nguyễn Văn Huyên mới dẫn vào Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội (hiện đang đào tạo bậc học từ mầm non đến tiểu học).
Tổng diện tích hơn 6000m2 với kiến trúc xây dựng phủ xanh đảm bảo đủ 3 tiêu chí chất lượng quốc tế về không gian, công năng và thẩm mỹ.
Đây được coi là trường học tiên phong về Giáo dục Xanh tại Việt Nam. Triết lý giáo dục đề cao những giá trị nguyên bản của thiên nhiên, bản thể nhằm tạo ra những lớp thanh niên có trách nhiệm với bản thân, biết sống nhân văn.
Mức học phí 80 triệu -120 triệu/năm cho hệ Hội nhập và hệ IPC.
Xem thêm thông tin về trường TẠI ĐÂY.
NGÔI TRƯỜNG CÓ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC AN TOÀN HỌC ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
Với mục tiêu giáo dục phát triển bền vững, Genesis đã trở thành ngôi trường được coi là tiên phong về Giáo dục Xanh tại Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là hô hào khẩu hiệu hay một cơ sở vật chất xanh đầu tư ban đầu, Genesis là mô hình mẫu về học tập trải nghiệm gắn với cuộc sống xanh được nhiều phụ huynh tâm đắc. Tuy nhiên, ngoài yếu tố "xanh" đặc biệt đủ để ngấm vào học trò từ khi còn nhỏ thì vấn đề AN TOÀN HỌC ĐƯỜNG của nhà trường cũng được vô cùng chú trọng.
Trong thời gian chưa dài để hình thành và phát triển, nhà trường tự hào vì chưa từng phải nhận bất cứ lời phàn nàn hay lo lắng của phụ huynh cho sự mất an toàn học đường của con em mình.
Quay lại về "ngôi trường xanh" như khái niệm ban đầu, ông Phan Anh, Giám đốc Hệ thống giáo dục Genesis, cho rằng phải hiểu Xanh ở một khái niệm rộng hơn, không chỉ bó hẹp trong các vấn đề về bảo vệ môi trường: "Giáo dục thời nay phải làm sao để giúp con người phát triển hài hòa cả trí tuệ, nhân cách lẫn nghị lực để con người có thể sống trong một thế giới văn minh với công nghệ hiện đại". Và sâu xa hơn có lẽ yếu tố an toàn học đường là một nền tảng không thể thiếu để có những con người phát triển hài hòa cả trí tuệ, nhân cách lẫn nghị lực như mục tiêu nhà trường đề ra.
Được biệt Genesis là trường học đầu tư rất lớn cho vấn đề an toàn học đường từ cách dạy học đến những trang thiết bị. Ông Phan Anh cùng những cộng sự của mình cũng được coi là chuyên gia khi sáng lập ra mạng lưới quản lý giáo dục Việt Nam với nhiều hoạt động bổ ích và hiệu quả.
Trước việc gần đây có những mất an toàn học đường xảy ra tại một số trường học trên địa bàn cả nước, chúng ta sẽ có cuộc trao đổi kĩ hơn với ông Phan Anh để hiểu hơn về những hoạt động hiệu quả trong việc giữ an toàn học đường trong môi trường giáo dục ở Genesis. Quan điểm của ông Phan Anh và nhà trường là: "Dù sự vụ xảy ra bên ngoài cánh cổng nhà trường thì cũng không có nghĩa là nhà trường không có trách nhiệm".
AN TOÀN HỌC SINH PHẢI ĐƯỢC ĐẶT LÊN VỊ TRÍ SỐ 1
- Khi bạo lực học đường xảy ra nhiều khi hiện tượng đổ lỗi cũng xuất hiện. Theo ông, nhà trường có thể đứng ngoài trách nhiệm không, nếu sự vụ bạo lực học đường xảy ra ở phía bên ngoài cánh cổng trường mình?
Đối với bất cứ trường hợp nào an toàn học sinh luôn phải đặt lên vị trí số 1. Khi xảy ra một vấn đề về an toàn học đường không bao giờ có chuyện nhà trường không có trách nhiệm, kể cả khi việc đó không xảy ra trong khuôn viên trường học.
Nhiều khi khi sự việc xô xát xảy ra và phụ huynh không hiểu khiến họ mất bình tĩnh. Vậy thì việc trao đổi thẳng thắn giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh là rất quan trọng. Ở góc độ nào giữa con và cha mẹ, cha mẹ và nhà trường, con cái và nhà trường... phải luôn được trao đổi thông tin ở thái độ bình tĩnh. Thực ra, phải hiểu rằng không bố mẹ nào muốn đối đầu với nhà trường cả, nên cách xử lý cần cố gắng phù hợp.
- Tiêu chuẩn về an toàn học đường của nhà trường được thể hiện như thế nào?
Chúng tôi theo đuổi tiêu chuẩn khá cao về an toàn học đường, nhưng nó không phải được hoàn thiện ngay từ ban đầu. Có lẽ khi đưa ra tiêu chuẩn an toàn học đường như cách các nước phát triển định nghĩa thì hiện nay nhiều trường ở ta còn chưa tới, ví dụ về cơ sở vật chất, thiết bị an toàn...
Còn chuyện bắt nạt học đường ở trường học thì chúng ta phải xác định nó xảy ra như là chuyện không tránh khỏi. Không có trường học nào không xảy ra vấn đề này vấn đề kia, nhưng quan trọng là mức độ và thái độ của chúng ta ứng xử với nó như thế nào mới là vấn đề.
Ở Genesis chúng tôi luôn có những tấm biển với câu hỏi: "Nếu con cảm thấy không an toàn, ai có thể giúp các con?... Hotline: 098...".
Ngoài chuyện luôn có đường dây nóng để các con được hỗ trợ khi cần thiết. Chúng tôi còn làm rõ với các học sinh về văn hóa nhà trường, làm rõ việc bắt nạt học đường qua việc vi phạm vào tài sản, thân thể của bạn bè khác là lỗi rất nặng. Và khi các con biết rõ đó là lỗi nặng, con đương nhiên có ý thức tránh vi phạm.
Còn ở trong các hoạt động giáo viên với học sinh, chúng tôi quán triệt không cho phép giáo viên bỏ qua vấn đề dù nhỏ nhưng gây mất an toàn. Chúng tôi không được phép coi đó là chuyện trẻ con nghịch dại, hay coi đó là chuyện hết sức bình thường. Bởi nếu coi nó là bình thường, chẳng sao đâu, rồi nó sẽ dần lặp lại thành thói quen xấu khó sửa. Giáo viên trong trường sẽ có nhiệm vụ không bỏ qua những hành vi không đúng mực dù đó không phải là học sinh của mình hay cho rằng học sinh chưa gây ra vấn đề gì là không sao...
Vì ý thức này mà không ngay trong nội bộ trong giáo viên, học trò cũng có ý thức tự nhắc nhở nhau hoặc báo cáo thầy cô những trường hợp bắt nạt học đường, vi phạm an toàn... để thầy cô có biện pháp xử lý. Học sinh trong trường luôn dám nói thẳng về vấn đề có liên quan. Số đường dây nóng của nhà trường cũng luôn được dán công khai ở nhà vệ sinh, ở sảnh... để học trò có thể gọi bất kể lúc nào khi cảm thấy mình hay bạn đang không được an toàn.
Nhưng có một thực tế tôi nhận thấy như thế này, đó là khả năng kiểm soát nói chung và sau Covid của các em học sinh đang bị hạn chế, học sinh dường như dễ... "bùng nổ" hơn. Vì vậy việc giáo dục kiểm soát hành vi của học sinh khó hơn thời điểm trước.
Tuy nhiên, hiện tại ở Genesis mọi chuyện vẫn đang ở trong giới hạn an toàn. Chúng tôi chưa gặp trường hợp nào phụ huynh phản ánh con em mình mất an toàn. Hoặc trong các cuộc khảo sát với câu hỏi "các con có thấy an toàn ở trường không" thì hầu hết học sinh đều trả lời có.
KHI CẢM XÚC HỌC TRÒ LÊN CAO THÌ GIÁO HUẤN KHÔNG CÓ TÁC DỤNG
- Như ông vừa nói thì việc kiểm soát cảm xúc của học sinh là tương đối khó, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại. Vậy nhà trường có những biện pháp gì để biến cái khó thành phương pháp thiết thực và hiệu quả?
Xuất phát từ những nghiên cứu bài bản, chúng tôi có chủ trương là KHÔNG ÁP ĐẶT. Khi có những tình huống dù nhỏ xảy ra chúng tôi luôn mời học sinh hợp tác để giải quyết vấn đề. Chúng tôi có phương châm là không áp đặt con phải thế này thế kia, bởi khi cảm xúc của học sinh lên cao thì những lời giáo huấn hầu như không có tác dụng.
Chúng tôi đào tạo giáo viên rằng cần LẮNG NGHE để xem suy nghĩ của học sinh như thế nào, vấn đề khách quan ra sao, tôi gọi đây là giai đoạn THẤU CẢM. Sau đó chúng tôi sẽ nói lên QUAN NGẠI, đó là những nguy cơ mất an toàn, vi phạm nội quy, ảnh hưởng sức khỏe và sự an toàn của người khác, về phản ứng thái quá gây hại như thế nào. Sau khi bày tỏ rằng thái độ như vậy là không nên thì chúng tôi cùng bàn cách GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ hợp lý qua những GIẢI PHÁP cụ thể.
Chúng tôi không ngay lập tức nói rằng con phải thế này hay thế kia mà ĐỂ HỌC SINH TỰ ĐƯA RA GIẢI PHÁP. Sau đó cùng đi đến phân tích, thống nhất một cách THỰC HIỆN dựa trên những ý kiến khắc phục của chính học sinh đó. Nhờ vậy, mọi chuyện trở nên dễ được giải quyết hơn.