Bạn đã từng gặp ai đó hoặc chính mình là người như thế này không?

Bị oan ức thường chịu đựng một mình, ngay cả khi có người phát hiện và hỏi, chỉ nói "Tôi không sao", "Tôi ổn lắm"... Rõ ràng rất buồn, nhưng vẫn cố gượng cười với mọi người xung quanh, sau đó một mình trốn đi khóc lén... Bị tức giận đến run rẩy, nhưng lại không dám bùng nổ ngay, nhưng lại cứ suy nghĩ trằn trọc trước khi ngủ. 

Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, oan ức, đau khổ, buồn bã đều được giấu kín, sống thành người luôn luôn ôn hòa, tốt bụng, không bao giờ nổi giận - "người tốt".

Thực tế, trong cuộc sống có nhiều người có quan niệm sai lầm, cho rằng người không nổi giận thường là người có học thức, có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Nhưng trong tâm lý học có một quan điểm, không nổi giận có thể là một dạng khiếm khuyết tâm lý. Những người không bao giờ tức giận, bề ngoài nhìn có vẻ ôn hòa, thực tế có thể ẩn chứa nguy cơ sức khỏe tâm lý lớn.

Tâm lý học: Người không bao giờ nổi giận thường rất "đáng sợ"?- Ảnh 1.

Cảm xúc bị áp chế quá mức, khi bùng phát thì khó kiểm soát

Những người không nổi giận không phải là vì họ không bao giờ tức giận, mà là vì họ thường xuyên chôn giấu cảm xúc của mình, không muốn biểu lộ trước người khác và cũng không tìm kiếm phương thức giải tỏa khác, cứ thế kìm nén trong lòng.

Họ thường có những đặc điểm này: Không biết cách biểu đạt cảm xúc tức giận một cách hợp lý, không biết cách giải tỏa năng lượng tiêu cực trong lòng, thiếu khả năng đối phó với áp lực cuộc sống, cẩn trọng ở khắp mọi nơi, thậm chí để làm hài lòng người khác mà tự đóng chặt bản thân, sợ rằng người khác không hài lòng với mình.

Nếu cứ tiếp tục như vậy, những cảm xúc tiêu cực bị kìm nén sẽ tích tụ đến một mức độ nhất định, giống như một quả bom hẹn giờ, chỉ cần bị ảnh hưởng bởi một chút chuyện nhỏ cũng sẽ bùng nổ, gây tổn thương lớn cho bản thân và người xung quanh.

Những người có mối quan hệ càng thân cận càng dễ trở thành đối tượng giải tỏa của họ, chịu đựng những tổn thương do sự sụp đổ của họ mang lại. Những người này khi mất lý trí có thể có hành vi cực đoan, ra quyết định khiến người ta hối tiếc sau này.

Tích tụ bất mãn lâu dài, dễ gây tổn thương cho bản thân

Những người thích kìm nén bản thân được bác sĩ kiêm diễn giả người Mỹ, Meyer Friedman trong học thuyết về tính cách gọi là "tính cách C", còn là "tính cách ung thư" trong tâm lý học hiện đại, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp ba lần người bình thường.

Những người có kiểu tính cách này thường không muốn bày tỏ cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là sự tức giận, họ thường rất hợp tác, dễ chịu, kiên nhẫn, bị động, hiền lành, có xu hướng hướng nội và tránh xung đột. Khi xung đột đến, họ cũng không thể hiện sự tức giận, bất mãn đối với người khác về hành vi và lời nói, mà là kìm nén những cảm xúc này trong lòng mình.

Do đó, người xung quanh hiếm khi thấy họ nổi giận. Nói từ thực tế, việc tự điều chỉnh hành động và cảm xúc của bản thân một cách phù hợp là một điều tốt, nhưng mọi thứ đều cần có một giới hạn, nếu kìm nén quá mức, sẽ gây ra hậu quả xấu.

Tâm lý học: Người không bao giờ nổi giận thường rất "đáng sợ"?- Ảnh 2.

Lấy tức giận làm ví dụ, nếu một người không biết cách bày tỏ sự tức giận một cách hợp lý, khi gặp chuyện luôn giữ tức giận trong lòng, cuộc sống không như ý muôn phần, sau một chuyện không vui này đến chuyện không vui khác, cảm xúc kìm nén chất chồng lên nhau. Cuối cùng, lòng không thể chịu đựng nổi sức nặng của năng lượng tiêu cực khổng lồ, cảm xúc tiêu cực bùng nổ, tâm hồn cũng sẽ chịu tổn thương từ sự sụp đổ của cảm xúc.

Giữ kín cảm xúc thực sự của bản thân trong thời gian dài và không học được cách giải tỏa sẽ tiêu hao rất nhiều nguồn lực của cơ thể, khiến người ta cảm thấy kiệt sức. Thậm chí còn có thể gặp phải nhiều vấn đề cảm xúc khác: Dễ nổi giận, nhạy cảm, cáu kỉnh, mất ngủ, trầm cảm, cuộc sống mất đi ý nghĩa…

Những người có tính cách C do kìm nén cảm xúc thực sự của mình trong thời gian dài, có thể đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe tâm lý, như trầm cảm, lo âu và vấn đề sức khỏe thể chất.

Làm thế nào để tức giận một cách đúng đắn?

Từ góc độ cuộc sống xã hội, trong cộng đồng mà chúng ta sống, đôi khi việc kìm hãm cảm xúc là rất cần thiết, chẳng hạn như không muốn làm tổn thương người khác, không muốn tạo ra xung đột với người khác… những điều này đều có thể hiệu quả giúp chúng ta tránh được mâu thuẫn và xung đột.

Nhưng việc biểu đạt cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực là cần thiết và có ích. Học cách thích hợp bày tỏ cảm xúc với người khác, biết ơn suy nghĩ và cảm xúc của mình, có lợi cho việc thúc đẩy sức khỏe tâm thần và thể chất của chúng ta.

Vậy, chúng ta nên bày tỏ sự tức giận như thế nào?

1. Thừa nhận bản thân đang tức giận

Cảm xúc là bản năng của con người, cả cảm xúc tiêu cực cũng vậy, vì vậy khi mình có cảm xúc không nên kìm nén hay phủ nhận nó, mà là phải thừa nhận sự tồn tại thực sự của nó, không tự nói với mình "cứ nhịn đôi chút sẽ qua".

Hãy hòa giải với cơn giận của chính mình, thoát khỏi tình trạng tự đấu tranh với cảm xúc. Chỉ có sự đối chọi và kìm nén cảm xúc mới làm bạn cảm thấy bức bối, ủ rũ.

2. Biểu lộ nhu cầu một cách trực quan

Công thức biểu đạt nhu cầu: 30% thông tin + 70% cảm xúc.

Thường thì bạn cảm thấy tức giận vì hành vi của người khác không đáp ứng được kỳ vọng của mình. Do đó, hãy nói rõ ràng với họ về nhu cầu của bạn, điểm khác biệt trong hành vi của họ nằm ở đâu, và họ nên làm gì khi gặp lại tình huống tương tự. Sau đó, hãy bày tỏ cảm xúc của mình, về sự đau khổ hoặc thất vọng mà bạn cảm nhận, để cảm xúc và thông điệp của bạn được người khác lắng nghe. 

Như thế, sự hiểu biết lẫn nhau sẽ tăng lên, và chất lượng mối quan hệ sẽ được cải thiện.

Tâm lý học: Người không bao giờ nổi giận thường rất "đáng sợ"?- Ảnh 3.

3. Đối thoại dựa trên sự kiện cụ thể, trình bày sự thật khách quan

Hãy nhắm vào hành vi cụ thể, tìm giải pháp cho vấn đề một cách có mục tiêu. Tránh việc lợi dụng cơ hội để lan tràn cảm xúc tiêu cực sang các vấn đề khác, hoặc đào lại chuyện cũ, khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.

4. Phân tích lại sau cùng

Mục đích cuối cùng của bất kỳ cuộc tranh cãi nào cũng là để hiểu và chấp nhận lẫn nhau một cách tốt hơn. Sau mỗi cuộc tranh luận, hãy sắp xếp một thời gian để cả hai cùng bình tâm lại, phân tích lại nguyên nhân và hậu quả của mâu thuẫn, làm rõ giới hạn của mỗi bên và tổng kết cách thức giao tiếp sau này, để mỗi người đều giữ được tính toàn vẹn của bản thân.

Sự giận dữ vẫn là một loại cảm xúc quan trọng

Nếu được xử lý đúng cách, giận dữ có thể trở thành một nguồn năng lượng quan trọng, khích lệ chúng ta hành động, giúp cải thiện mối quan hệ giữa mọi người, thậm chí làm cho chúng ta hạnh phúc hơn.

Trong giao tiếp hàng ngày, một tâm trạng tốt quả là quan trọng, nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất. Nếu chỉ để làm hài lòng người khác mà kìm nén cảm xúc và nhu cầu của bản thân, cuối cùng sẽ phải trả giá bằng sức khỏe tâm lý của mình. Thay vì giữ cảm xúc trong lòng, hãy tìm cách thích hợp để giải phóng chúng, bởi điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tâm lý của mình và thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ cá nhân.