Đó là một trong số những câu chuyện "cười ra nước mắt" được BS và các bệnh nhân ung thư vú chia sẻ trong chương trình "Phụ nữ là để yêu thương", diễn ra tại BV Ung Bướu TP.HCM nhân ngày phụ nữ Việt 20/10.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 1.

Chương trình "Phụ nữ là để yêu thương" tại BV Ung Bướu TP.HCM.

Các bệnh nhân ung thư vú chia sẻ câu chuyện của mình.

Thấy mặt BS là 'muốn ói' rồi

Lý giải câu chuyện trên, BS Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4, BV Ung Bướu TP.HCM cho biết các nữ bệnh nhân nói vậy xuất phát từ trải nghiệm điều trị bệnh.

Theo BS, những bệnh nhân ung thư vú khi đã vào giai đoạn nặng, phải hóa trị, xạ trị nhiều lần. Nhiều trường hợp ói cả mật xanh, mật vàng sau những lần vô thuốc, không ăn uống gì được, sức khỏe suy kiệt đến ám ảnh.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 3.

BS Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4, BV Ung Bướu TP.HCM.

"Họ thấy BS đến là lại sợ phải điều trị kéo dài và sắp chịu đau khổ. Nên nhiều cô bác, nhiều chị thật lòng nói với mình là sao tôi nhìn BS là tôi lại muốn ói rồi" – BS Hà kể câu chuyện vui để tạo không khí thoải mái cho buổi giao lưu.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 4.

Một số chị em vẫn còn cảm giác mặc cảm bệnh tật.

Hơn 100 bệnh nhân, thân nhân ngồi ở hội trường khu Xạ trị gia tốc của BV Ung Bướu để để chờ nghe những kinh nghiệm điều trị quý báu. Hay chí ít là tâm sự câu chuyện của chính mình để tạo động lực cùng nhau vượt qua bệnh tật.

Cô Hồ Thị Châu (64 tuổi, quê Quảng Nam) rất thích làm công tác thiện nguyện tại các BV. Năm 2012 trong lúc đang đi phát cơm cho người nghèo, cô phát hiện trên ngực mình có một khối cứng bằng hạt bắp.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 5.

Vài người khác thì không kìm được xúc động.

"Trước đó tôi đi tầm soát không thấy gì nên cũng không lo lắm. Nhưng khi phát hiện vậy và đi khám lại, nghe BS nói mình đã bị ung thư vú mà không tin nổi vào sự thật. Tôi được phẫu thuật ngay sau đó. 15 tháng sau, bệnh tái phát và xâm lấn sang toàn bộ thành ngực" – cô Châu kể.

Hành trình chữa căn bệnh ác nghiệt bắt đầu từ đó. Vốn là người lạc quan nên cô Châu sớm lấy lại tinh thần, vẫn cố gắng duy trì những chuyến đi từ thiện.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 6.

Nước mắt cô Châu lăn dài dù trước đó vài phút còn cười tươi.

Nhưng khoảng vài tháng trở lại đây, bệnh tình trở nặng, hành hạ người phụ nữ bằng những cơn đau. Một lần nữa tại BV, BS thông báo thông tin: Khối u đã di căn vào phổi.

"6-7 tháng trời con trai tôi chở mẹ đi khắp nơi mà không khỏi. Tôi đến khoa Nội 4, được BS Hà điều trị, hóa trị được 2 toa giờ bớt ho hơn 50% rồi. BS giúp đỡ tôi nhiều lắm, tôi gởi lời cảm ơn đến BS nhiều, tôi không biết nói gì hơn" – cô Châu nghẹn ngào.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 7.

Một phụ nữ lạc quan chống chọi bệnh tật.

Trong một lần té xe máy, chị Trần Thị Tuyết Hằng (ngụ TP.HCM) nghe nhói ngực. Định bụng đó là vết thương tai nạn, chị đi siêu âm tại một BV lớn. Cái tin mình mắc "K vú" như sét đánh ngang tai, khiến chị không thể tin nổi.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 8.

Những thắc mắc về bệnh đã được các chị em đặt ra bằng cả tâm huyết.

"Quãng thời gian sau đó mình suy sụp ghê lắm, không thiết ăn uống gì. Nhưng bạn bè thấy vậy cứ sang động viên, rủ mình đi đây đi đó. Rồi mình lạc quan lại, nghĩ dù sao cũng phải sống vì gia đình. Mình tuân thủ điều trị, đã hóa trị 4 toa và xạ 14 tia rồi. Giờ sức khỏe mình rất ổn định, mình nghĩ mọi thứ như chưa từng bắt đầu căn bệnh…".

Các chị em nghe lời bác sĩ: Hãy tháo kíp nổ lo sợ đi!

BS Hà cho biết thêm, nhiều bệnh nhân ung thư vú thường lo sợ bệnh tái đi tái lại nhiều lần, di căn nhiều chỗ, chữa trị đau đớn. Cứ vậy tinh thần sẽ suy sụp, sức khỏe suy yếu rất nhanh.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 9.

Nụ cười lạc quan đã nở trên môi sau những câu chuyện được chia sẻ.

"Điều quan trọng là mọi người phải tháo bỏ kíp nổ lo sợ đi và đối diện với nó. Có nhiều chị ban đầu bảo chỉ muốn chết đi mà giờ đã vượt qua hết rồi. Không phải ung thư vú nào cũng xâm lấn, có những chủng loại đáp ứng điều trị rất tốt" – BS động viên các bệnh nhân.

Tại buổi sinh hoạt, không chỉ có những bệnh nhân ung thư mà những người chồng đang nuôi vợ bệnh cũng có mặt và chăm chú lắng nghe, ghi phiếu khảo sát cẩn thận.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 10.

BS động viên các chị em tháo đi kíp nổ lo sợ ra khỏi người.

Ngồi ở dãy bên tay phải, anh Dương Công Khanh (48 tuổi) trầm ngâm kể, vợ chồng anh làm nghề bán bánh kẹo nuôi 2 con. Năm 2017 sau khi thấy ngực đau kéo dài, vợ anh đi khám thì choáng váng khi nghe BS báo đã phát hiện ung thư vú giai đoạn trễ.

Hơn 1 năm, người đàn ông lặn lội một mình chăm vợ. Cay đắng thay, lần đầu tiên lên Sài Gòn cũng là lần anh chứng kiến vợ bị hành hạ bởi những cơn đau.

"Vợ tôi mới 1 lần xạ trị thôi. Nên hôm nay tôi đến đây vừa để tìm hiểu cách chăm sóc, vừa để có kiến thức mà về động viên cho vợ lạc quan hơn" – anh nói.

Còn vợ anh Ngô Văn Đức (48 tuổi, quê Vĩnh Long) phát hiện bị 1 khối u tuyến vú đã từ lâu. Sau khi phẫu thuật ổn định thì bất ngờ vào năm 2007, một mụn nhỏ khoảng 2cm lại mọc lên ở vùng đùi phải.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 11.

Tại buổi trò chuyện còn có những người đàn ông đến tham dự.

"Vợ tôi đi khám, BS nói đó là bướu tuyến mồ hôi ác tính, đã xạ trị 25 tia. Đến tháng 6/2018 thì vợ tôi lại thấy yếu chân phải, đau thắt lưng xương đòn tay phải. Lên đây điều trị, BS nghi ngờ di căn xương, phổi và chèn ép dây thần kinh. Giờ tôi đang chờ hội chẩn để quyết định có phẫu thuật hay không" – anh Đức nói và cho biết cũng chỉ mong bà xã ổn định tinh thần, vì sợ cũng không giúp được gì.

Cứ thế, những câu chuyện cuộc đời hiện lên rõ ràng, trong nỗi xúc động, xót xa của người chứng kiến. Nhưng khép lại buổi gặp mặt là những nụ cười, cái ôm chúc nhau sớm hết bệnh.

Rụt rè một lúc, anh Khanh mới dám đưa cho nhân viên phòng Công tác xã hội mảnh giấy nhỏ. Đó là lá thư mà anh viết tặng các BS đã luôn dõi theo hành trình chữa bệnh của vợ mình.

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 12.

Những dòng bày tỏ cảm xúc cũng đã xuất hiện tại chương trình.

Người đàn ông đứng trước khán phòng, đọc lên những câu chữ lủng củng nhưng đầy ắp nghĩa tình trong bủa vây những tràng pháo tay của mọi người:

Tâm sự cười ra nước mắt của nữ bệnh nhân ung thư vú ngày 20-10: Thấy mặt bác sĩ là… muốn ói - Ảnh 13.

Chặng đường phía trước của các bệnh nhân ung thư vú không đơn độc.

"Cây đẹp nhờ có bông hoa

Bác sĩ đẹp nhờ có tấm lòng

Chúc cho cả viện một lòng

Các cô quản lý trong lòng "nhũ hoa"…".