Cô Sáu, nhân viên lao công của Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) thật thà kể khi nhớ lại những ngày "khủng khiếp" đã qua. Gọi là khủng khiếp với cô cũng không ngoa, vì có mấy ai  phải giáp mặt với hai bệnh nhân nhiễm Covid-19 (nCoV) đầu tiên tại Việt Nam mỗi ngày như cô.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 1.

Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Cứ cởi đồ bảo hộ ra là làm mệt

Cô Sáu cho biết, năm nào mình cũng ở lại BV làm xuyên Tết. Ra Tết xong, cô mới xin nghỉ 1-2 ngày để những nhân viên lao công khác thay thế.

Vì vậy mà thời điểm tiếp nhận 2 bệnh nhân người Trung Quốc Li Ding (66 tuổi) và Li Zichao (27 tuổi) lúc cận Tết, ai cũng đã về quê sum họp với gia đình.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 2.

Khu cách ly điều trị cho hai bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm Covid-19 phát hiện đầu tiên tại Việt Nam.

Dù muốn hay không, người phụ nữ bất đắc dĩ phải túc trực tại BV. Khoảng thời gian ám ảnh nhất với cô là lúc phải vào khoa Bệnh Nhiệt đới làm vệ sinh, lau dọn từng ô cửa, tay cầm...

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 3.

Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy TP.HCM kể lại quá trình điều trị cho hai bệnh nhân nhiễm Covid-19.

"Lúc đó chị sợ lắm. Mỗi lần bận đồ bảo hộ vào vệ sinh và lấy rác rồi cởi đồ ra là lại thấy làm mệt. Bộ đồ nặng mà chật chội khiến chị rất khó thở. Mỗi ngày cứ 2 lần như vậy, chỉ tranh thủ làm cho nhanh để ra lẹ.

Người nhà, đặc biệt là đứa em gái nghe tin cứ kêu mình nghỉ đi cho an toàn. Nhưng nghỉ sao được, ai cũng về quê ăn Tết hết rồi..."  - nữ lao công thật thà tâm sự.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 4.

Bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ.

Không có Tết cũng là điều khiến bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó trưởng khoa khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy thoáng buồn.

"Khi nhận được điều động chữa trị ngay trong thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề là đồng nghĩa với việc các kế hoạch ăn Tết cùng gia đình mình bị đảo lộn.

Nhưng may mắn là Thơ được gia đình ủng hộ, vì họ thấy công việc của mình là tốt cho cộng đồng.

Khoảng thời gian đầu, Thơ cũng muốn cách ly hoàn toàn với gia đình vì đây là 2 ca đầu tiên, chưa có thông tin chính thức về nguồn lây. Dù được phòng hộ kỹ lưỡng nhưng ai trong tình huống này cũng muốn người thân được an toàn" - bác sĩ Thơ lý giải.

Ròng rã nhiều ngày trời xuyên Tết, tua trực với 2 bác sĩ, 6 điều dưỡng xoay quanh 2 bệnh nhân. Cứ mỗi 24h trôi qua, một ekip khác lại vào thế. 

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 5.

Quá trình người con trai hồi phục rất thuận lợi.

Áp lực tinh thần khủng khiếp

"Bác Li Ding nằm khá lâu. Ban đầu ông nhập viện với bệnh cảnh rất nặng, vừa nhiễm Covid-19 vừa kèm theo các bệnh nền như ung thư, không tự sinh hoạt được và phải thở oxy liều cao. Nên có những giai đoạn mình rất căng thẳng. Thậm chí rất stress" - bác sĩ Thơ nhớ lại.

Tiếp lời đồng nghiệp kể về những thử thách cho 2 ca bệnh Covid-19, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh Nhiệt đới nói khó khăn đầu tiên là về giao tiếp, bất đồng ngôn ngữ, đặc biệt là người cha chỉ nói bằng tiếng Hoa.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 6.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang.

Thứ 2, thời điểm bệnh nhân mới vào viện là lúc không ai nghĩ mình mắc virus corona. Nên khi được đưa vào khu cách ly, họ chưa có sự hợp tác, phối hợp tốt với nhân viên y tế trong quá trình điều trị.

"Mình phải qua giai đoạn giải thích, trấn an, hỗ trợ tâm lý phù hợp.

Đến giai đoạn khi người con đã ra viện, các y bác sĩ lại gặp chút trở ngại khi hỗ trợ người cha những bài tập vật lý trị liệu, hô hấp, về ăn uống..." - bác sĩ Sang kể.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 7.

Người con trai Li Zhichao ngày xuất viện.

Nhưng điều mà các bác sĩ căng thẳng hơn cả chính là những áp lực từ dư luận cùng nhiều thông tin ảo lan tràn.

Nếu bệnh nhân tử vong và sẽ thành bệnh nhân đầu tiên tử vong ở Việt Nam, điều này có thể đẩy dư luận đến cơn khủng hoảng niềm tin không phục hồi được.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 8.

Bác sĩ Sang trao giấy xuất viện cho bệnh nhân.

Do đó, khi bệnh nhân từng bước phục hồi sức khỏe cũng là lúc các y bác sĩ được giải phóng khỏi áp lực nặng nề này.

Theo bác sĩ Sang, trong những ngày đầu anh có chút lo lắng. Nhưng sau đó cảm thấy tự tin hơn khi có sự chuẩn bị tốt ở tất cả các khâu, mọi người được thực tập rất nhiều về các quy trình chống nhiễm khuẩn, sử dụng các thiết bị phòng hộ.

Khi bệnh nhân tiến triển tốt mỗi ngày cũng là động lực giúp anh yên tâm công tác.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 9.

Ông Li Ding (bìa phải) xuất viện sau 21 ngày điều trị cách ly.

"Hai bệnh nhân được điều trị tốt, đã xuất viện khiến tôi cùng mọi người rất hạnh phúc vì đã ngăn được nguồn lây của 2 bệnh nhân ra khỏi cộng đồng, bảo vệ được sức khỏe cho người dân.

Bệnh nhân Li Ding là bệnh nhân lớn tuổi và rất nhiều bệnh nền. Có thể coi ông ấy là 1 trong những bệnh nhân nhiễm virus corona (nCoV) nặng nhất ở nước ta đến hiện tại.

Thành công trong việc điều trị cho ông Li Ding đến từ sự phối hợp rất nhiều khoa, không chỉ khoa Bệnh Nhiệt đới mà còn của Hô hấp, Ung Bướu, Tim mạch, Tim mạch can thiệp, Dinh Dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn... Hay nói cách khác, đó là thành quả của sự cộng hưởng điều trị" - bác sĩ Sang khẳng định.

Hạnh phúc nhất là nghe bệnh nhân nói: May mắn vì phát hiện bệnh ở Việt Nam

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Thơ cho biết thế mạnh ở BV Chợ Rẫy là có rất nhiều chuyên khoa, mỗi khoa đều có chuyên gia đầu ngành.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 10.

Khoảnh khắc gia đình Trung Quốc được đoàn tụ sau khi người cha xuất viện.

Do đó khi bệnh nhân có nhiều bệnh kèm theo luôn có sự hội chẩn liên chuyên khoa một cách tốt nhất.

Ngoài ra, bản thân các bác sĩ và lãnh đạo khoa, lãnh đạo BV luôn cố gắng cập nhật thông tin và thông tin chính xác, kịp thời nhất về tình hình hai bệnh nhân để dư luận không hoang mang, đồn đoán.

Nói về điều hạnh phúc của nhân viên y tế trong hành trình 21 ngày chiến đấu với Covid-19, bác sĩ Thơ mỉm cười chia sẻ: Đó là việc cả 2 cha con người Trung Quốc đều khẳng định mình may mắn khi phát bệnh ở Việt Nam.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 11.

Đại diện Bộ Y tế có mặt chúc mừng các bác sĩ BV Chợ Rẫy đã điều trị thành công cho 2 trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam.

"Người con đã kết thúc chuyến công tác ở Việt Nam. Theo kế hoạch, anh sẽ đón cha để cùng nhau đi du lịch một vòng Việt Nam trước khi về Vũ Hán ăn Tết.

Nếu họ thực sự trở về Vũ Hán thì không biết rằng sự may mắn có đến hay không, bởi áp lực về số lượng bệnh cực lớn, quá tải thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn" - nữ bác sĩ trẻ dẫn chứng.

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 12.

Bác sĩ Thơ chúc các đồng nghiệp trong tâm dịch Covid-19 luôn có trái tim rực lửa.

Gửi lời chúc đến các đồng nghiệp đang căng mình đối phó với dịch Covid-19 trong ngày Thầy thuốc Việt Nam, nữ bác sĩ đã sáng tác nên những dòng thơ đầy ý nghĩa:

"Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch

Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi

...

Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó

Cuộc chiến vẫn xoay vòng mong mỗi sự bình an

Người người còn lầm than… sao lo riêng thân mình được nữa

Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa

Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?".

Xúc động tâm sự nữ bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến đồng nghiệp ở tâm dịch Covid-19 nhân ngày 27/2 - Ảnh 13.