Tôi năm nay mới 26 tuổi. Hơn một năm trước, tôi gặp và nhanh chóng quyết định làm đám cưới với chồng tôi bây giờ. Anh hơn tôi 15 tuổi, đã có một cậu con trai riêng với người vợ trước. Cậu bé vừa học xong cấp II, trông đẹp trai nhưng rất lầm lì ít nói. Mỗi lần tôi hỏi chuyện, nó chỉ trả lời nhát gừng mặc dù cũng không tỏ vẻ gì phản đối hay ghét bỏ mẹ kế.
Khi tôi thông báo với gia đình về lựa chọn hôn nhân của mình, gần như tất cả mọi người đều kịch liệt phản đối. Mẹ tôi bảo: “Hết người lấy rồi hay sao mà đâm đầu vào cái thằng vừa già vừa xấu lại còn đang gà trống nuôi con. Lấy về rồi quần quật ra mà chăm cả lò nhà nó thôi con ạ”. Cô bạn thân của tôi cũng bảo: “Chuyện ông ấy đã một đời vợ thì cũng không quan trọng lắm, chủ yếu là ông ấy có con rồi, sau này mẹ kế con chồng phức tạp lắm”.
Nhưng bỏ ngoài tai những lời can ngăn, tôi biết tôi yêu anh chân thành và anh cũng thế. Tôi tin tình yêu có thể giúp vượt qua mọi sóng gió khó khăn lớn lao nhất. Vì chúng tôi một lòng quyết tâm đến với nhau nên mặc cho cha tôi cả ngày không nói câu gì, mẹ tôi cáu kỉnh giận dỗi, các bác các chú và bạn bè chép miệng tiếc nuối, một đám cưới nhỏ nhưng ấm cúng vẫn được tổ chức mấy tháng sau đó.
Được ở bên người đàn ông mình yêu mỗi ngày, tôi cảm thấy không còn gì có thể hạnh phúc hơn. Sau tuần trăng mật, tôi bắt đầu ra tay dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nấu nướng cho bố con anh những bữa cơm thanh đạm nhưng ngon miệng và đủ chất. Căn nhà của anh giờ không còn cái vẻ bừa bộn kiểu “toàn đàn ông” nữa mà trở nên gọn gàng thoáng mát, tôi nhìn thành quả của mình mà thấy tự hào khôn tả. Thế nhưng luôn luôn có một chữ “thế nhưng” - chỉ khoảng chục ngày sau khi về nhà anh, tôi bắt đầu cảm thấy có vấn đề.
Những chuyện nho nhỏ ban đầu tôi không chú ý, nhưng chúng cứ diễn ra liên tục khiến tôi bắt buộc phải quan tâm: Chiếc váy mới vừa mua về phơi trên dây phơi biến mất, nhiệt độ lò nướng quay đi quay lại nhảy vọt lên mức báo động khiến món gà tôi kỳ công tẩm ướp cháy mùi khét lẹt khắp nhà, tập tài liệu dành thuyết trình ngày hôm sau ở công ty để trên bàn bỗng nhiên bị nước ở đâu đổ vào làm ướt nhòe nhoẹt cả… Gần như ngày nào cũng có những chuyện như vậy xảy ra khiến tôi hết sức bực dọc căng thẳng.
Tôi hỏi chồng thì anh ngạc nhiên bảo không biết, hỏi thằng T (con anh) xem sao. Tôi bèn đem chuyện hỏi nó, cũng cố gắng lấy giọng nhẹ nhàng vì không muốn nó nghĩ tôi đang mắng mỏ hay vu tội cho nó. Nó giương đôi mắt ngây thơ lên nhìn rồi trả lời không biết với vẻ rất vô tội. Nhưng trước khi bỏ về phòng nó quay lại bảo tôi: “Có lẽ nhà này có ma, mà con ma ấy không ưa gì cô, cô ạ”.
Tôi không tin có ma. Mà kể cả có thì ma làm sao đem nước đổ lên tài liệu của tôi được. Nhà chỉ có tôi và bố con anh, anh thì chẳng có lý gì để làm thế, vậy chắc chắn là cậu con chồng của tôi rồi. Tôi bực lắm, quyết tâm rình để bắt quả tang, nhưng kiểu gì thì kiểu, chỉ cần tôi lơ đi một phút là lập tức lại gẫy, lại hỏng, lại đổ. Trước mặt chồng tôi, T luôn luôn tỏ vẻ ngoan ngoãn lễ phép một dạ hai thưa, nên khi tôi vừa mở miệng nêu ra sự nghi ngờ của mình, anh lập tức gạt phắt đi, thậm chí còn bảo tôi đã đến với anh thì phải thương yêu cả con trai anh, đừng có kiểu “khác máu tanh lòng” mà bày trò vu vạ cho nó, chia rẽ tình cảm mọi người. Tôi nghe thế mà giận sôi lên, đồng thời cũng thấy đau khổ.
Người đàn ông tôi yêu thương đến mức chấp nhận là người thứ hai, chấp nhận trái lời cha mẹ giờ không chịu tin tưởng tôi, bỏ mặc tôi với mớ rắc rối không biết phải xử lý thế nào, lại còn bảo tôi vu oan giá họa cho con trai anh nữa. Không nói được với chồng, tôi cũng không thể nói với bố mẹ, bạn bè - những người trước kia từng can ngăn tôi, bởi chắc chắn họ sẽ mắng tôi kiểu đã bảo rồi mà không nghe.
Nghĩ ngợi mãi, tôi thử nói chuyện kiểu gần gũi và nghiêm túc với con chồng, nhưng nó lập tức lấy cớ bận học để bỏ về phòng. Ba bốn lần, tôi không thể nào nói được với nó quá hai câu. Và những chuyện phiền phức vẫn tiếp tục xảy ra hàng ngày với mật độ ngày càng dày đặc. Có những lúc căng thẳng quá, tôi chui vào một góc ngoài ban công mà khóc lên thật to cho thỏa. Dường như “con ma” trong nhà quyết tâm làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn của tôi, bắt tôi phải tự cuốn gói mà đi cho bằng được.
Cuối cùng sức chịu đựng của tôi đã cạn, có lẽ tôi sẽ ra đi. Nhưng trước khi có quyết định cuối cùng, tôi thật sự thấy cần phải chia sẻ với ai đó, cần nghe một lời khuyên hay một lời an ủi thôi cũng được, bất kỳ điều gì có thể giúp tôi bình tĩnh và sáng suốt hơn trong lúc khó khăn và cô đơn tột bực này…
Khi tôi thông báo với gia đình về lựa chọn hôn nhân của mình, gần như tất cả mọi người đều kịch liệt phản đối. Mẹ tôi bảo: “Hết người lấy rồi hay sao mà đâm đầu vào cái thằng vừa già vừa xấu lại còn đang gà trống nuôi con. Lấy về rồi quần quật ra mà chăm cả lò nhà nó thôi con ạ”. Cô bạn thân của tôi cũng bảo: “Chuyện ông ấy đã một đời vợ thì cũng không quan trọng lắm, chủ yếu là ông ấy có con rồi, sau này mẹ kế con chồng phức tạp lắm”.
Nhưng bỏ ngoài tai những lời can ngăn, tôi biết tôi yêu anh chân thành và anh cũng thế. Tôi tin tình yêu có thể giúp vượt qua mọi sóng gió khó khăn lớn lao nhất. Vì chúng tôi một lòng quyết tâm đến với nhau nên mặc cho cha tôi cả ngày không nói câu gì, mẹ tôi cáu kỉnh giận dỗi, các bác các chú và bạn bè chép miệng tiếc nuối, một đám cưới nhỏ nhưng ấm cúng vẫn được tổ chức mấy tháng sau đó.
Được ở bên người đàn ông mình yêu mỗi ngày, tôi cảm thấy không còn gì có thể hạnh phúc hơn. Sau tuần trăng mật, tôi bắt đầu ra tay dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nấu nướng cho bố con anh những bữa cơm thanh đạm nhưng ngon miệng và đủ chất. Căn nhà của anh giờ không còn cái vẻ bừa bộn kiểu “toàn đàn ông” nữa mà trở nên gọn gàng thoáng mát, tôi nhìn thành quả của mình mà thấy tự hào khôn tả. Thế nhưng luôn luôn có một chữ “thế nhưng” - chỉ khoảng chục ngày sau khi về nhà anh, tôi bắt đầu cảm thấy có vấn đề.
Những chuyện nho nhỏ ban đầu tôi không chú ý, nhưng chúng cứ diễn ra liên tục khiến tôi bắt buộc phải quan tâm: Chiếc váy mới vừa mua về phơi trên dây phơi biến mất, nhiệt độ lò nướng quay đi quay lại nhảy vọt lên mức báo động khiến món gà tôi kỳ công tẩm ướp cháy mùi khét lẹt khắp nhà, tập tài liệu dành thuyết trình ngày hôm sau ở công ty để trên bàn bỗng nhiên bị nước ở đâu đổ vào làm ướt nhòe nhoẹt cả… Gần như ngày nào cũng có những chuyện như vậy xảy ra khiến tôi hết sức bực dọc căng thẳng.
Tôi hỏi chồng thì anh ngạc nhiên bảo không biết, hỏi thằng T (con anh) xem sao. Tôi bèn đem chuyện hỏi nó, cũng cố gắng lấy giọng nhẹ nhàng vì không muốn nó nghĩ tôi đang mắng mỏ hay vu tội cho nó. Nó giương đôi mắt ngây thơ lên nhìn rồi trả lời không biết với vẻ rất vô tội. Nhưng trước khi bỏ về phòng nó quay lại bảo tôi: “Có lẽ nhà này có ma, mà con ma ấy không ưa gì cô, cô ạ”.
Tôi không tin có ma. Mà kể cả có thì ma làm sao đem nước đổ lên tài liệu của tôi được. Nhà chỉ có tôi và bố con anh, anh thì chẳng có lý gì để làm thế, vậy chắc chắn là cậu con chồng của tôi rồi. Tôi bực lắm, quyết tâm rình để bắt quả tang, nhưng kiểu gì thì kiểu, chỉ cần tôi lơ đi một phút là lập tức lại gẫy, lại hỏng, lại đổ. Trước mặt chồng tôi, T luôn luôn tỏ vẻ ngoan ngoãn lễ phép một dạ hai thưa, nên khi tôi vừa mở miệng nêu ra sự nghi ngờ của mình, anh lập tức gạt phắt đi, thậm chí còn bảo tôi đã đến với anh thì phải thương yêu cả con trai anh, đừng có kiểu “khác máu tanh lòng” mà bày trò vu vạ cho nó, chia rẽ tình cảm mọi người. Tôi nghe thế mà giận sôi lên, đồng thời cũng thấy đau khổ.
Người đàn ông tôi yêu thương đến mức chấp nhận là người thứ hai, chấp nhận trái lời cha mẹ giờ không chịu tin tưởng tôi, bỏ mặc tôi với mớ rắc rối không biết phải xử lý thế nào, lại còn bảo tôi vu oan giá họa cho con trai anh nữa. Không nói được với chồng, tôi cũng không thể nói với bố mẹ, bạn bè - những người trước kia từng can ngăn tôi, bởi chắc chắn họ sẽ mắng tôi kiểu đã bảo rồi mà không nghe.
Nghĩ ngợi mãi, tôi thử nói chuyện kiểu gần gũi và nghiêm túc với con chồng, nhưng nó lập tức lấy cớ bận học để bỏ về phòng. Ba bốn lần, tôi không thể nào nói được với nó quá hai câu. Và những chuyện phiền phức vẫn tiếp tục xảy ra hàng ngày với mật độ ngày càng dày đặc. Có những lúc căng thẳng quá, tôi chui vào một góc ngoài ban công mà khóc lên thật to cho thỏa. Dường như “con ma” trong nhà quyết tâm làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn của tôi, bắt tôi phải tự cuốn gói mà đi cho bằng được.
Cuối cùng sức chịu đựng của tôi đã cạn, có lẽ tôi sẽ ra đi. Nhưng trước khi có quyết định cuối cùng, tôi thật sự thấy cần phải chia sẻ với ai đó, cần nghe một lời khuyên hay một lời an ủi thôi cũng được, bất kỳ điều gì có thể giúp tôi bình tĩnh và sáng suốt hơn trong lúc khó khăn và cô đơn tột bực này…