Theo tài liệu y học cổ của Trung Quốc tên là "Hoàng đế nội kinh", con người cần có 4 điều kiện thể chất để duy trì sự trường thọ. Đó là tâm trạng tốt, lá lách khỏe, khí huyết thông suốt, thận khí đầy đủ.

Muốn duy trì sự trường thọ thì việc ăn gì, ăn thế nào để duy trì sức khỏe rất quan trọng. Có câu: Mùa nào thức nấy, nếu bạn tiêu thụ các thực phẩm đúng mùa thì sẽ đảm bảo được rằng chúng vừa ngon, vừa đảm bảo dinh dưỡng.

78897337f50e2217f2e5dc1e16e03bb3.jpeg

Trong mùa hè, có một số thực phẩm được đánh giá là "vũ khí thần kỳ", bởi chúng trông rất đơn giản nhưng hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Chúng là nguồn vitamin dồi dào, chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa.

Tận dụng 3 "vũ khí thần kỳ của mùa hè" để thể chất khỏe mạnh

1. Hạt sen

Trong y thư cổ truyền Trung Hoa "Thần Nông Dược Liệu" có ghi chép về công dụng của hạt sen như sau: Hạt sen có tác dụng dưỡng tâm, tăng cường sinh lực, mệnh danh là "linh chi trong nước" và là sản phẩm bổ dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi. 

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng hạt sen có vị ngọt, tính mát, vào các kinh tâm, thận, tỳ. Đông y thường hay dùng kết hợp tâm sen và hạt sen có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện tỳ và chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, an thần. 

Tint26ICBD5yHq~noop.jpeg

Trong Y học cổ truyền của người Ấn Độ, hoa sen, hạt sen, lá sen... đều được tận dụng để làm tăng sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axit linoleic protein, phốt pho, sắt, vitamin A và C... Nếu ngâm hoa sen trong bồn tắm sẽ giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết.

Vào mùa hè, hạt sen có thể sử dụng để nấu chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen... vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại cho cơ thể.

Lưu ý: Hạt sen có tính bình không độc, không có cấm kỵ đặc biệt nhưng trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón nên hạn chế dùng.

2. Khoai môn

"Thần Nông Dược Liệu" ghi lại rằng khoai môn có thể "chữa phiền và nhiệt, làm dịu cơn khát, khai vị và thông ruột". Nói cách khác, ăn khoai sọ thường xuyên có thể phát huy tác dụng khai vị, thúc đẩy thể dịch, giảm bồn chồn giải khát, bổ tỳ ích khí, bổ hư, nhuận tràng.

Hàm lượng chất xơ trong khoai môn tương đối phong phú, đặc biệt là chất xơ hòa tan, vì thế nó ít gây gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Sau khi ăn có thể giúp trì hoãn lượng đường trong máu, giảm hấp thu cholesterol của cơ thể. 

canh-khoai-mon-nấu-bắp-ngọt-recipe-main-photo.jpeg

Cứ 100g khoai môn chứa 378mg kali, có lợi ích nhất định trong việc hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim.

Vì có chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng cao, khoai môn có thể làm tăng cảm giác no, giảm lượng calo tổng thể và tăng đốt cháy chất béo, từ đó dẫn đến giảm cân và giảm mỡ trong cơ thể.

Lưu ý: Khoai môn không phù hợp với người bị đờm trong cơ thể, vì nước ép khoai môn có thể làm tăng hàm lượng đờm, khiến tình trạng thêm nghiêm trọng, không có lợi cho sự phục hồi của bệnh. Những người bị nổi mề đay và hen suyễn không nên ăn khoai môn vì nó có thể gây ra phản ứng dị ứng đường hô hấp và dị ứng da, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Khoai môn rất giàu đường và tinh bột vì vậy người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn kẻo khiến cho lượng đường trong máu tăng cao bất thường.

3. Táo tàu

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, quả táo tàu có lượng dinh dưỡng cực cao, được mệnh danh là "viên thuốc vitamin tự nhiên". Nó có tác dụng dưỡng âm, bổ dương, dưỡng huyết.

Táo tàu khô rất giàu caroten, vitamin C, canxi, phốt pho cũng như một lượng nhất định các thành phần có lợi như sắt, vitamin E... có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.

Trong những ngày "đèn đỏ", mỗi ngày phụ nữ có thể dùng từ 6-7 quả táo đỏ để làm ấm vùng bụng, tránh bị lạnh tay chân.

tao-tau.jpeg

Vào mùa hè, có thể pha nước uống kết hợp giữa táo tàu và nho khô, đây đều là những loại quả sấy khô rất phổ biến trong cuộc sống. Đem 2 loại quả này đi nấu chung sẽ tăng gấp đôi giá trị dinh dưỡng. Nho khô rất giàu protein và axit amin, có tác dụng bổ sung năng lượng. Còn táo tàu rất giàu chất sắt có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng âm.

Lưu ý: Táo đỏ không được dùng chung với hành tây, dưa chuột, sò điệp, gan động vật...