Sau những lo lắng về điểm thi, chọn trường, chọn ngành rồi cảm xúc vỡ òa khi được ghi tên bảng vàng, một vấn đề khiến các tân sinh viên quan tâm nhất chính là chuyện tiền nong. Thời gian sinh viên được tự do bay nhảy, sống độc lập nhưng nhiều bạn cũng "vỡ mộng" vì phải đối mặt với những vấn đề nhất là chuyện sinh hoạt luôn thiếu trước hụt sau. Bởi trên thực tế, không phải gia đình nào cũng dư dả để chu cấp cho con đủ mức chi phí mà con mong muốn.

Câu hỏi: Sinh viên chi tiêu bao nhiêu một tháng là đủ? mùa nhập học năm học mới nào cũng được đặt ra. Và tất nhiên, không có một câu trả lời nào là chính xác cho vấn đề này cả. Nhu cầu, cách chi tiêu của mỗi người là khác nhau, hoàn cảnh gia đình cũng không giống nhau. Cho nên, mỗi khi vấn đề này được khơi lên luôn nhận về nhiều tranh cãi trái chiều.

Tân sinh viên "giận cả thế giới" vì mẹ cho ít tiền sinh hoạt phí, dân tình xem con số mà giật mình: Thêm 2 triệu là đủ nộp 1 kỳ học phí  - Ảnh 1.

Nhiều tân sinh viên đang háo hức bước vào một môi trường mới. (Ảnh minh họa)

Một tân sinh viên mới đây cũng "khơi mào" chủ đề cũ mà mới này trên diễn đàn dành cho học sinh, sinh viên, ngay lập tức, hàng ngàn bình luận ủng hộ có, chỉ trích có xuất hiện. Người cho rằng bạn này "được voi đòi tiên", người thông cảm vì đã trải qua cuộc sống sinh viên thiếu thốn tương tự. Câu chuyện tưởng chừng như không có hồi kết.

"Con nhà lính, tính nhà quan"

Cụ thể, tân sinh viên nói trên chia sẻ: "Em đang dỗi mẹ vì mẹ bảo chỉ cho 5 triệu một tháng để sinh hoạt khi lên đại học nhưng em thấy không đủ. Các anh chị một tháng tiêu bao nhiêu"?. 

Tân sinh viên "giận cả thế giới" vì mẹ cho ít tiền sinh hoạt phí, dân tình xem con số mà giật mình: Thêm 2 triệu là đủ nộp 1 kỳ học phí  - Ảnh 2.

Tân sinh viên "giận cả thế giới" vì mẹ cho ít tiền sinh hoạt.

Số tiền 5 triệu khiến nhiều cư dân mạng nhận xét nam sinh này đòi hỏi quá đáng, ích kỉ, con nhà lính tính nhà quan, không biết thông cảm cho bố mẹ. Thậm chí có người còn cho rằng, "thêm 2 triệu là đủ đóng tiền học phí 1 kỳ ngày xưa của tui luôn rồi".

Tân sinh viên "giận cả thế giới" vì mẹ cho ít tiền sinh hoạt phí, dân tình xem con số mà giật mình: Thêm 2 triệu là đủ nộp 1 kỳ học phí  - Ảnh 3.

Nếu không đủ thì đi làm thêm để đỡ đần bố mẹ, có thêm mức thu nhập và kinh nghiệm sống.

Một số ý kiến khác thì gay gắt, khi rời nhà ra "đời", bạn buộc phải học cách tự cân nhắc tính toán từng đồng trong chi tiêu, "tự lập theo mức chu cấp của gia đình", nếu không đủ thì đi làm thêm để đỡ đần bố mẹ, có thêm mức thu nhập và kinh nghiệm sống chứ không phải than vắn thở dài. Học ở các thành phố lớn thì số tiền tiêu mỗi tháng "đội" lên đáng kể nhưng nếu có kế hoạch chi tiêu hợp lý, mọi vấn đề đều được giải quyết.

Tân sinh viên "giận cả thế giới" vì mẹ cho ít tiền sinh hoạt phí, dân tình xem con số mà giật mình: Thêm 2 triệu là đủ nộp 1 kỳ học phí  - Ảnh 4.

Một người cho rằng, sinh hoạt phí chỉ khoảng 3 triệu là đủ.

5 triệu một tháng chỉ vừa đủ?

Ngược lại, "team" ủng hộ tháng 5 triệu thì cho rằng, số tiền đó chỉ vừa đủ trang trải sinh hoạt phí bởi giờ cái gì cũng lên giá, đắt đỏ, không giống như hồi xưa nữa. Họ liệt kê ra các chi phí cần có của một sinh viên, bao gồm: chi phí cho học tập (học phí, giáo trình, thiết bị…), sinh hoạt phí (ăn ở, tiền mạng, điện nước…), đi lại (xăng xe, vé phương tiện công cộng…) và các khoản chi phí phát sinh khác. 

Tân sinh viên "giận cả thế giới" vì mẹ cho ít tiền sinh hoạt phí, dân tình xem con số mà giật mình: Thêm 2 triệu là đủ nộp 1 kỳ học phí  - Ảnh 5.

Có thể thấy, dù chỉ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu nhưng số tiền cần hàng tháng đã là 5,1 triệu đồng. Tuy nhiên, một số chỉ ra, ở chung 3 bạn mà tính 80 nghìn/ngày ăn, tổng 3 người là 240 nghìn đồng quá nhiều, bằng 1 gia đình 4-5 người cả trẻ con. Mức tiêu như này còn hơn cả những người đã đi làm, cần tính toán lại.

Quả thật rất khó để đưa ra một con số chính xác về chuyện tiền nong của sinh viên xa nhà. Chi tiêu như thế nào còn phụ thuộc vào mức sống và điều kiện gia đình của mỗi người. Có người 3 triệu là đủ nhưng có người đến 5 triệu còn thiếu. 

Đối với sinh viên biết cách lên kế hoạch tiêu tiền hợp lý thì mỗi tháng đều có thể điều chỉnh mức sử dụng phù hợp để không bị thiếu hụt. Đừng đua đòi, chạy theo xu hướng “bạn bè có gì, mình phải có đó”, lúc đó 5 triệu hay bao nhiêu tiền cũng không đủ dùng. Bên cạnh đó, đa phần sinh viên cũng sẽ đi làm thêm để đỡ đần bố mẹ, không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn chu cấp của gia đình.