Câu hỏi mà Tiến sĩ Preethi Daniel của nhóm bác sĩ đa khoa NHS nhận được nhiều nhất từ khách hàng và bệnh nhân tới phòng khám của mình chính là "phải làm sao khi vừa quan hệ tình dục không an toàn?".

Nhiều người tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng sau khi "chuyện ấy" kết thúc mới giật mình nhận ra mình đã quên... sử dụng biện pháp bảo vệ. Điều này không phải là không có nguyên nhân. Ngoài việc mang thai ngoài ý muốn, không sử dụng biện pháp bảo vệ còn có thể đặt cả 2 trước mối lo về khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do bạn tình mang lại, bao gồm giang mai, lậu, chlamydia và đặc biệt là HIV...

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 1.

Những người có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV có thể lây nhiễm bệnh

Hầu hết chúng ta không còn xa lạ với căn bệnh HIV/AIDS hay còn được coi là bệnh thế kỉ vì chưa có thuốc chữa. Trong một vài thập niên trước, căn bệnh này bùng nổ nhanh chóng với số người mắc bệnh tăng rất nhanh tại tất cả các quốc gia trên thế giới.

Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV+). Trước đây, khi nhiều người chưa thực sự hiểu biết về bệnh HIV thì người ta cho rằng những người mắc bệnh này là do có lối sống sa đọa, đáng bị lên án. Nhưng thực tế, có những người nhiễm HIV là do không may, bị lây bệnh mà không biết hoặc do nguyên nhân khách quan nào đó. Chính vì thế cụm từ "có H" được "ra đời" để giảm thiểu sự kì thị cũng như để mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh này.

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 2.

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

3 con đường chính lây truyền HIV

- Lây qua đường tình dục: Virus HIV có trong máu, chất dịch sinh dục. Do đó, nó có thể xâm nhập vào máu bạn qua cơ quan sinh dục nếu có quan hệ với bạn tình "có H". Sinh hoạt tình dục, dù là giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Lây qua đường máu: Virus HIV có thể lây lan từ người này sang người khác nếu dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, truyền máu có virus HIV hoặc không may tiếp xúc với máu của người bệnh qua các vết thương hở trên cơ thể.

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 3.

Virus HIV có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường máu.

- Lây từ mẹ sang con: HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh nếu không may bị trầy xước hoặc tổn thương cơ thể.

Những con đường không lây truyền HIV

- Muỗi đốt: Virus HIV không sống trên cơ thể muỗi nên nước bọt của muỗi không chứa HIV, do đó, không làm lây truyền bệnh dù nó đốt người này đến người kia.

- Hôn: Nhìn chung, hôn không làm lây truyền HIV bởi virus HIV không có trong nước bọt. Tuy nhiên, nếu 2 người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu răng mà một người nhiễm HIV thì khả năng lây bệnh có thể xảy ra.

- Tiếp xúc thông thường: Tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, bơi chung berer bơi, ở cùng nhà, ngủ cùng giường... đều không làm lây truyền HIV.

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 4.

Nhìn chung, hôn không làm lây truyền HIV bởi virus HIV không có trong nước bọt.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV

- Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục đường hậu môn, quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người... sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

- Đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Những bệnh gây ra vết loét ở cơ quan sinh dục sẽ tạo cơ hội cho virus HIV xâm nhập và gây bệnh.

- Nghiện ma túy: Những người này thường dùng chung bơm và kim tiêm, làm họ phơi nhiễm với máu của người khác.

- Chưa cắt bao quy đầu: Tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đồng giới.

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 5.

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm HIV

Người bị nhiễm HIV lúc đầu có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng 1-6 tuần sau khi nhiễm bệnh, nhiều người có các triệu chứng giống như cúm, bao gồm: Đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, và phát ban.

Sau những triệu chứng này, hầu hết mọi người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khác trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch đáng kể. Lúc này, họ có thể bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến phổi, mắt hoặc da và có thể đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng khác có thể là tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, chán ăn và giảm cân, mất trí nhớ, loét miệng, đổ mồ hôi đêm, ung thư da, sưng hạch, và giảm khả năng suy nghĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, phát ban, ho, tiêu chảy, tổn thương ngoài da...), nhức đầu, sốt, ho, tiểu chảy nặng, sợ ánh sáng... hãy đi khám ngay để được các bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 6.

Người bị nhiễm HIV lúc đầu có thể không có triệu chứng rõ ràng.

Lưu ý phòng ngừa lây nhiễm HIV

- Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp có quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV hay không thì cần thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ bản thân bằng cách dùng bao cao su.

- Không tiêm chích ma túy.

- Chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch của cơ thể của người nhiễm HIV. Dùng riêng đồ dùng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay...

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 7.

Sau khi xét nghiệm, nếu là bị nhiễm HIV, người bị nhiễm cần làm những việc này:

Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ có nghĩa là bạn đang có HIV trong máu. Đây không phải là tội hay tệ nạn xấu xa nên bạn không phải hoảng hốt. Thực tế cho thấy nhiều người nhiễm HIV vẫn sống hoàn toàn bình thường khỏe mạnh trong nhiều năm.

Người bị nhiễm HIV nên tới các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS để được tư vấn cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Mặc dù người nhiễm HIV không có nghĩa vụ phải thông báo điều này cho tất cả mọi người nhưng họ cần thông báo cho vợ/chồng mình để phòng tránh lây nhiễm.

Người bị nhiễm HIV vẫn có thể làm việc, tham gia các hoạt động xã hội bình thường nhưng cũng cần tránh những công việc mà pháp luật quy định người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm.

Họ cũng cần chủ động hạn chế bớt một số hoạt động hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không làm lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác, ví dụ như khi có quan hệ tình dục phải dùng bao cao su và đặc biệt không nên có con.

Người bệnh nên đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm cúm hay các bệnh thông thường khác có thể làm cơ thể suy yếu và đi khám sức khỏe định kì để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.

Tất cả những điều cần biết về HIV - căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc chữa - Ảnh 8.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần làm gì?

Trường hợp người phụ nữ nhiễm HIV muốn sinh con cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về các phòng lây nhiễm HIV cho con.

Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, dừng điều trị thuốc ARV (thuốc chống phơi nhiễm HIV) sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, gây khả năng kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả trong việc phòng chống lây nhiễm.

Thai phụ sẽ được uống thuốc dự phòng từ lúc xác định HIV dương tính cho đến trước khi chuyển dạ và một liều khi bắt đầu chuyển dạ.

Khi chuyển dạ, cần hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi...

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong khi sinh nên tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn. Chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh được coi là biện pháp tối ưu.

(Tổng hợp)