Siêu âm là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển thai nhi mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé và đặc biệt là sớm biết liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không.
2. Tại sao siêu âm lại có thể nhìn thấy được thai nhi?
Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Máy gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể; sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình.
Cách siêu âm như sau: bác sĩ sẽ thoa gel dành cho siêu âm lên bụng mẹ bầu, sau đó đầu máy siêu âm được quét qua – quét lại cho đến khi bào thai và nhau thai được hiển thị. Mẹ bầu và người thân có thể nhìn thấy hình ảnh bào thai trên màn hình.
Gel bôi lên bụng mẹ bầu để tiến hành siêu âm thai. (Ảnh minh họa)
3. Những thời điểm quan trọng nào nên đi siêu âm thai?
Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
- Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
Nếu bạn mang thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể cho bạn kết quả chính xác nhất.
- Từ tuần 21 - 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy.
Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
- Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này.
Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.
4. Siêu âm có gây hại gì cho thai nhi?
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không vì thế mà lạm dụng vì có những vụng rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục. Vì chiều theo tâm lý của các bà mẹ mà những vùng này thường bị bác sĩ chụp nhiều nhất nhưng lại không vì mục đích khoa học.
Siêu âm thai không gây ảnh hưởng tới thai nhi, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên lạm dụng. (Ảnh minh họa)
5. Siêu âm 2D không tốt bằng 3D, 4D?
Nhiều người cho rằng siêu âm 3D rõ ràng hơn, dễ nhìn hơn… nên tốt hơn siêu âm 2D. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ thường dùng trong các trường hợp phát hiện dị tật thai nhi, chứ không đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai nhi chính xác bằng siêu âm 2D.
6. Siêu âm sẽ phát hiện dị tật thai nhi?
Điều này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp bởi không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể phát hiện ra dị tật thai nhi. Có những trường hợp phải đến khi bé chào đời thì bác sĩ mới phát hiện ra dị tật đó.
7. Lưu ý gì trước khi đi siêu âm?
Một điều mà những người đã từng mang thai biết rất rõ còn những mẹ mang thai lần đầu còn bỡ ngỡ đó là việc phải uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi đi siêu âm. Khi bạn cảm thấy buồn tiểu chính là lúc siêu âm tốt nhất vì khi đó bàng quang sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ em bé rõ hơn.
12 chức năng cơ bản của siêu âm thai mẹ bầu cần biết.