Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán, còn được gọi là Tết cổ truyền, là dịp lễ quan trọng nhất, thể hiện sự đa dạng văn hóa phong phú của đất nước. Mỗi miền từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi, đều có những phong tục, tập quán riêng biệt, tạo nên một bức tranh đa sắc văn hóa Tết đầy màu sắc và ý nghĩa.

Những ngày Tết, người Việt thường xuyên tổ chức viếng thăm họ hàng, bạn bè, và hàng xóm, thể hiện tình cảm đoàn tụ và sự quan tâm lẫn nhau. Đây cũng là dịp để mọi người xin chữ, tức là nhận những lời chúc tốt lành từ người già, cầu mong một năm mới đầy may mắn và thành công.

Không chỉ ở mỗi vùng miền mỗi khác mà ngay cả mỗi gia đình cũng có cách ăn Tết khác nhau. Thói quen này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch chi tiêu Tết của mỗi gia đình.

Gia đình nhà chồng của Thủy Tiên có 1 thói quen trở thành thông lệ từ đời các cụ nên đến tận thời điểm hiện tại cô và chồng vẫn duy trì thói quen này. Trước khi lấy chồng thì Tiên chưa từng tiếp xúc với việc này, nhưng sau 12 năm làm dâu thì chính cô cũng coi đó là thói quen, niềm vui ngày Tết của gia đình mình.

Đó là gói bánh chưng Tết.

Tết năm nào nhà chồng tôi cũng vừa mệt vừa tốn đến 15 triệu để làm việc này, làm xong mang đi cho hết nhưng vẫn nhất quyết không từ bỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thông thường việc gói bánh chưng này sẽ diễn ra vào khoảng ngày 27, 28 Tết. Mọi thứ được gia đình Tiên chuẩn bị chu đáo từ trước đó cả tuần. Thời điểm này thậm chí hầu hết các năm thì cô và chồng vẫn chưa nhận được khoản lương thưởng Tết nên chi phí này sẽ được cô dự trù sẵn từ những tháng bình thường trong năm.

Điều đáng nói, nhà Tiên "chịu chơi" đến độ sẵn sàng bỏ ra số tiền không hề nhỏ để gói bánh chưng. Tiên cho biết, số bánh chưng này nhà ăn thì ít nhưng chủ yếu là để mang đi biếu tặng.

Số tiền chỉ để chuẩn bị nguyên liệu cho việc gói và nấu bánh chưng thường sẽ lên đến 15 triệu đồng.

Sau đây là danh sách chi phí cho việc nấu bánh chưng của nhà Tiên:

1. Gạo nếp nương Điện Biên - 30kg (60.000/kg): 1,8 triệu đồng

2. Lá chuối (để gói bánh) - 500 lá: 3 triệu đồng

3. Thịt ba chỉ: 15kg (160.000/kg): 2,4 triệu đồng

4. Đậu xanh đã cà vỏ - 10kg (85.000/kg): 850.000 đồng

5. Lạt (dây buộc bánh): 500.000 đồng

6. Hành tím Lý Sơn - 3kg (100.000/kg): 300.000 đồng

7. Gia vị các loại: 1 triệu đồng

8. Thuê địa điểm nấu bánh: 2 triệu đồng

9. Thuê lò, bếp nấu bánh: 1 triệu đồng

10. Thuê người phụ việc: 1,5 triệu đồng

11. Túi hút chân không: 1 triệu đồng

12. Chi phí vận chuyển và đi lại: 1 triệu đồng

13. Phát sinh: 1,3 triệu đồng.

Tết năm nào nhà chồng tôi cũng vừa mệt vừa tốn đến 15 triệu để làm việc này, làm xong mang đi cho hết nhưng vẫn nhất quyết không từ bỏ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chi phí này, nhà Tiên sẽ làm được khoảng 80 chiếc bánh chưng, số bánh này sẽ mang đi biếu khắp nơi bao gồm bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm ở chung cư... Gia đình Tiên chỉ để lại khoảng 10 cái ăn Tết.

Năm nay thu nhập Tết của vợ chồng Tiên giảm khá nhiều, dự tính chỉ còn khoảng 50 triệu đồng thay vì 90 triệu đến 150 triệu như mọi năm nhưng sau khi tính toán kĩ lưỡng, Tiên quyết định vẫn giữ nguyên chi phí nấu bánh chưng biếu Tết như mọi năm.

Với số tiền còn lại là 35 triệu đồng, Tiên đã lên dự trù chi tiêu Tết cho gia đình 7 thành viên (ông bà nội, vợ chồng Tiên và 3 con nhỏ) như sau:

1. Ăn uống: 10 triệu đồng

2. Biếu bố mẹ 2 bên: 4 triệu

3. Mua quần áo Tết: 4 triệu

4. Mừng tuổi Tết: 3 triệu

5. Trang trí, bày biện nhà cửa: 2 triệu

6. Bánh kẹo, đồ uống Tết: 2 triệu

7. Du xuân: 5 triệu

8. Phát sinh: 1 triệu

Còn lại 4 triệu sẽ là tiền tiết kiệm.

Nhà Tiên không có thói quen tiết kiệm tiền Tết, toàn bộ thu nhập Tết sẽ để chi tiêu cho 1 cái Tết thật thoải mái và dư dả. Còn thừa bao nhiêu thì tiết kiệm bấy nhiêu, không thừa thì thôi!

Tiên cho rằng việc nấu bánh chưng Tết mệt thì có mệt, tốn kém cũng có tốn kém. Cũng không ít người nói nhà cô bày vẽ, tốn quá nhiều tiền xong rồi mang đi cho hết. Nhưng với Tiên thì đây là niềm vui của cô và cả gia đình. Thay vì bỏ tiền mua quà biếu thì tự gói bánh mang đi tặng vẫn có lòng hơn.