Tôi là một người con gái Hà Nội lấy chồng xa. Cuộc sống vợ chồng tôi nhìn ngoài rất bình yên bởi tôi có công việc tốt tại một công ty truyền thông lớn ở Hà Nội còn chồng tôi cũng làm kỹ sư tại một tập đoàn lớn. Cuộc sống vợ chồng có thể coi là ổn trừ một việc, cũng có thể coi nó là nhỏ hay lớn tùy suy nghĩ từng người như tôi kể ra dưới đây.

Chúng tôi lấy nhau năm 2008, hơn 8 năm lấy nhau cho đến hiện tại, dù tôi biết thu nhập của anh mỗi năm không dưới 300 triệu (tôi có quen kế toán công ty anh nên lấy được bảng lương của anh) nhưng mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi đúng 3 triệu tiền ăn của anh, ngoài ra Tết nhất được thêm đôi triệu.

Dù sau này chúng tôi có đẻ một cháu gái, nhưng anh cũng không bao giờ đưa tôi thêm tiền. Những tháng có nhiều đám cưới hỏi, anh còn bớt tiền đưa cho tôi mà tôi cũng không có cách nào đòi được tiền.

Khoản tiền còn lại anh không bao giờ đưa cho tôi, và tôi cũng không bao giờ biết số tiền đó đi đâu nhưng mỗi khi bố mẹ ốm anh lại hỏi tiền của tôi. Nếu tôi không đưa hai vợ chồng rất bực dọc khó chịu rồi anh lại nói tôi làm dâu nhà anh mà không hoàn thành trách nhiệm làm dâu, làm con.

Thà ăn Tết xa nhà cô đơn còn hơn về quê đề hầu hạ nhà chồng (P1) - Ảnh 1.

Cuộc sống mâu thuẫn tiền bạc như vậy cứ kéo dài suốt năm này qua năm khác. (Ảnh minh họa)

Chúng tôi đã cãi nhau, chửi nhau rất nhiều lần, nhưng vì nhà tôi có kinh tế nên mẹ tôi thường giấu giếm cho tiền tôi để tôi lo cho nhà chồng yên chuyện. Mỗi lần cầm tiền của mẹ mà nước mắt tôi cứ chảy vì tôi đến gần 30 tuổi đầu rồi mà phải lấy tiền của mẹ dưỡng già đi lo cho nhà chồng.

Dù mâu thuẫn về tiền bạc như vậy nhưng mẹ tôi chưa bao giờ cho tôi ly hôn bởi nhà tôi đã có chị gái ly hôn chồng. Mẹ tôi không muốn mang tiếng với hàng xóm, họ hàng rằng nhà có hai chị em rồi chả hai đứa tình duyên đều không ra gì. Cuộc sống mâu thuẫn tiền bạc như vậy cứ kéo dài suốt năm này qua năm khác mà tôi cũng không có cách nào giải tỏa được.

Tôi vẫn sống với chồng, đêm đến thỉnh thoảng vẫn ngủ với nhau, vẫn cùng nhau đưa con đi chơi nhưng thẳm sâu trong thâm tâm tôi, tôi vẫn luôn nghĩ rằng người đàn ông này có yêu mình không và yêu mình đến mức độ nào?

Nếu bây giờ tôi bệnh tật, không còn tác dụng về con cái và tiền bạc cho anh ấy nữa, liệu anh ấy có còn yêu tôi không? Hay anh có trả tôi về cho mẹ tôi chăm như mẹ tôi thường cảnh báo tôi hay không?

Mẹ tôi dù không tiếc tiền cho tôi mang đi lo cho nhà chồng, nhưng mẹ tôi cũng luôn nhắc nhở tôi rằng thực ra người ta cũng không trân trọng mình lắm đâu, và tôi luôn cần phải giữ sức khỏe để không bao giờ tự đẩy mình vào thế yếu, không thể kiếm được tiền và chăm sóc cho bản thân, cho mình và cho con.

Vì thế nên tôi cũng chưa thể nghĩ đến một mốc thời gian chính xác cho việc sinh con thứ 2 bởi hiện tại tôi đang đứng tên ngân hàng vay nợ mua nhà (chồng tôi không chịu đứng tên vay). Số tiền nợ không hề nhỏ nên tôi muốn bớt khó khăn tài chính rồi mới sinh tiếp con.

Thà ăn Tết xa nhà cô đơn còn hơn về quê đề hầu hạ nhà chồng (P1) - Ảnh 2.

Năm đầu tiên và năm thứ hai xa nhà, tôi mua vé máy bay về thăm nhà ăn Tết âm lịch, và sự khó chịu của tôi lại dâng lên mỗi dịp này. (Ảnh minh họa)

Cuộc sống của tôi bất ngờ thay đổi khi vào năm 2014, sau nhiều tháng nỗ lực, tôi xin được học bổng đi học tiến sỹ ở Hàn Quốc. Tôi cũng xót con định không đi nhưng mẹ tôi rất muốn tôi đi. Hơn ai hết, mẹ tôi hiểu rằng tôi lấy chồng rất vất vả trong suốt nhiều năm qua, mẹ tôi bảo tôi rằng cả đời tôi chắc chỉ có những năm ở Hàn Quốc được sống cuộc sống dành cho riêng mình. Mẹ muốn tôi được sống cho chính mình chứ biết bao nhiêu năm hy sinh rồi có lẽ cũng đi xuống nấm mồ như nhau thôi, không cần phải khổ quá làm gì.

Và tôi lại thêm lần nữa xót xa cho mẹ tôi khi mẹ tôi phải đi vận động từ chồng tôi cho đến bố mẹ chồng và từng người họ hàng có tiếng nói bên chồng để họ đồng ý cho tôi đi học tiến sỹ.

Có những khi tôi nghĩ nếu người được học bổng tiến sỹ là chồng tôi, chắc chắn mẹ chồng và chồng sẽ quyết định việc đi chứ tôi và mẹ vợ, anh ấy sẽ chẳng được thăm hỏi đến một lời. Sự bất công trong cán cân quan hệ nhà chồng nhà vợ chắc sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Trong lúc đi học tiến sỹ, tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ tôi nuôi con và trả nợ ngân hàng, tôi cũng đi làm thêm nữa. Và chồng tôi, tất nhiên, vẫn chỉ đưa cho mẹ tôi số tiền 3 triệu/tháng không hơn như anh đã làm suốt bao nhiêu năm qua.

Sau nhiều sự thuyết phục, cuối cùng tôi cũng được lên đường đi Hàn Quốc học tiến sỹ, để được sống cho chính mình, được hưởng thụ cuộc sống theo đúng lời của mẹ tôi. Công việc học của chương trình tiến sỹ trôi qua khá nhanh, thoáng qua một cái tôi đã xong đã học sang đến năm thứ 3 của chương trình 5 năm. Năm đầu tiên và năm thứ hai xa nhà, tôi mua vé máy bay về thăm nhà ăn Tết, và sự khó chịu của tôi lại dâng lên mỗi dịp này.