Trong chốn thâm cung rộng lớn của triều đình phong kiến ở Trung Quốc, có một nhóm người đặc biệt - thái giám. Để trở thành thái giám, họ phải bị “tịnh thân” (cắt bỏ bộ phận sinh dục từ nhỏ) để có thể tự do hoạt động trong hậu cung của Hoàng đế. Nhiệm vụ chính của họ chính là hầu hạ Hoàng đế và phi tần. Hậu cung ba nghìn giai lệ, do đó số lượng thái giám phục vụ trong hậu cung vô cùng nhiều.
Túc trực bên cạnh phi tần, một trong những nhiệm vụ mà thái giám phải làm mỗi ngày là hầu hạ các nàng tắm rửa. Tuy nhiên, nỗi đau và thách thức đằng sau công việc này mà thái giám phải chịu ít ai có thể hiểu nổi.
Các thái giám bị tước đi đặc điểm thể chất sau quá trình tịnh thân và không còn vai trò xã hội truyền thống như những người đàn ông. Mặc dù tiếp xúc gần gũi với phi tần của Hoàng đế trong hậu cung, họ luôn bị giới hạn trong vai trò của kiếp người hầu trung thành. Sự tồn tại của thái giám vừa là sự đảm bảo cho trật tự của hậu cung vừa là sự ràng buộc đối với số phận của chính họ. Họ sống trong một môi trường đầy những điều cấm kỵ và nguy hiểm, phải đối mặt với vô số căng thẳng về tâm lý và cả thể chất.
Tắm cho các phi tần không chỉ là quá trình làm sạch cơ thể, mà còn là một sự thanh tẩy về mặt tinh thần. Trong quá trình này, các phi tần tạm thời thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống hàng ngày và đắm mình trong thế giới của riêng họ. Tuy nhiên, đó là một công việc đầy thách thức đối với các thái giám thực hiện nhiệm vụ này.
Trước hết, thái giám phải rất cẩn thận trong mối quan hệ với phi tần. Trong khi hầu hạ các nàng tắm, họ cần phải đối mặt một cách tự nhiên nhất với cơ thể của phi tần. Đây chắc chắn là một thử thách rất lớn đối với thái giám, người vốn sinh ra là nam giới. Họ phải kiểm soát chặt chẽ hành vi và cảm xúc của mình để không vượt qua ranh giới, trong khi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp và đủ lễ nghi. Nếu có hành vi bất kính với người phụ nữ vốn thuộc về Hoàng đế, thái giám chắc chắn đối diện với kết cục bi thảm nhất.
Ngoài ra, các thái giám cũng phải nhạy bén trong việc quan sát và tinh tế nhận ra những chuyển biến tâm lý của phi tần trong lúc tắm. Họ cần hiểu tính cách, sở thích và nhu cầu của các nàng để làm công việc của mình tốt hơn. Đồng thời, họ cũng cần phải đối phó với các tình huống bất ngờ khác nhau, chẳng hạn như sự thay đổi tâm trạng của phi tần và sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tắm rửa, để đảm bảo rằng nhiệm vụ này được thực hiện một cách an toàn và suôn sẻ.
Trong quá trình tắm cho phi tần, các thái giám đã phải chịu đựng không chỉ nỗ lực thể chất, mà còn nhiều thách thức về kỹ thuật và cảm xúc khác nhau. Điều kiện tắm trong thời bấy giờ kém xa so với thời hiện đại, họ cần chuẩn bị nhiều nước nóng, pha hương liệu và thậm chí chà xát cho các phi tần bằng tay của mình. Quá trình này thường mất ba hoặc bốn giờ đồng hồ và phi tần chỉ việc ngồi yên trong bồn mà không cần động tay chân, khiến đa số thái giám đều kiệt sức sau mỗi lần hầu hạ các nàng tắm rửa.
Quan trọng hơn, các thái giám cần liên tục kiềm chế cảm xúc và ham muốn bên trong. Mặc dù họ mất đi đặc điểm nam tính, nhưng nội tiết tố nam vẫn được tiết ra. Họ nhận thức rõ về thân phận và giới hạn của chính mình, và hiểu rằng họ chỉ là nhóm hạ nhân thấp kém, không có cơ hội lọt vào mắt xanh của phi tần, hay đủ sức để đối đầu với Hoàng đế, người đứng đầu thiên hạ.
Tóm lại, công việc của thái giám hầu hạ phi tần tắm đầy đau khổ và thử thách. Họ không chỉ bị giày vò về mặt thể chất, mà còn phải chịu đựng sự tra tấn về tâm lý và cảm xúc. Trong mắt họ, công việc này chính là một bài kiểm tra và rèn luyện tinh thần.
Tồn tại nhỏ bé trong chốn cung đình nguy nga, mặc dù những câu chuyện của thái giám ít được biết đến, nhưng họ chính là một phần không thể thiếu trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Nguồn: Sohu