Không có bằng chứng dị tật thai nhi
Theo thông tin từ Bộ Y tế có có 2 thai phụ tại đây vừa được phát hiện mắc COVID-19, việc chăm sóc thai phụ nhiễm COVID-19 đã được Bộ Y tế quy định trong hướng dẫn chẩn đoán COVID-19 từ tháng ba. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn lo lắng về bệnh COVID-19 này.
Bác sĩ Trung cho biết, các bà bầu không nên quá lo lắng. Đến nay, theo các nghiên cứu trên thế giới có thể khẳng định rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng rằng con virus SARS-COV-2 gây dị tật thai nhi nếu thai phụ bị nhiễm virus trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ
Nhưng giống như các bệnh khác, nếu những bà mẹ bị nhiễm COVID-19 hay kèm theo các biến chứng như doạ sinh non, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong buồng tử vong.
Hiện các nghiên cứu mà người ta báo cáo những trường hợp bà mẹ nhiễm COVID -19 mổ sinh người ta lấy máu, dịch họng xét nghiệm nhưng đều không thấy sự xuất hiện của virus SARS-COV-2 nên bà mẹ nhiễm COVID-19 thì em bé không bị bệnh.
Một số báo cáo khi thực hiện mổ sinh ở những thai phụ bị COVID-19, các em bé sinh ra được thực hiện xét nghiệm họng, lấy máu cuốn rốn... không thấy sự hiện diện của virus SARS-COV-2. Một vài em bé bị nhiễm COVID-19 và được chứng minh nhiễm sau sinh.
TS BS Nguyễn Hữu Trung
Những em bé có thể bị phơi nhiễm virus do bà mẹ bị nhiễm bệnh khi vừa mổ sinh hoặc sinh thường. Bởi vì, lúc mới sinh em bé chưa có gì bảo hộ nên nguy cơ lây nhiễm này có thể xảy ra. Vì vậy, để bảo vệ cho em bé, người ta khuyến khích em bé sinh ra từ bà mẹ nhiễm COVID-19 cần kẹp dây rốn nhanh hơn những bé bình thường.
Tuy trong mạch máu cuống rốn không có virus nhưng vẫn khuyến khích cắt dây rốn sớm. Việc da kề da với bà mẹ cũng được khuyến cáo không thực hiện.
Có thể đưa bé ra chăm sóc cách xa có vách ngăn với bà mẹ để bé giảm nguy cơ lây nhiễm.
Trong mùa dịch COVID-19 này, TS Trung khuyến cáo những bà bầu nên giữ gìn sức khoẻ. Hiện nay quy trình khám thai có sự thay đổi tùy vào điều kiện các quốc gia, tình trạng của thai phụ được xác định là "thai kỳ nguy cơ cao" hay "thai kỳ nguy cơ thấp", điều kiện kinh tế của thai phụ và gia đình, khả năng đáp ứng của hệ thống chăm sóc y tế của địa phương...
Nhưng quy trình khám thai có những những "bước" nhất định và không thể thiếu. Nếu bỏ qua những "bước" đó thì nhiều khi sau đó không thể thực hiện được vì đơn giản thai nhi đã phát triển qua khỏi giai đoạn tầm soát đó rồi.
Giữ gìn phòng bệnh
Phụ nữ có thai cũng có thể lây bệnh như những người khác nếu tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết là cách phòng bệnh tốt nhất.
Thai phụ chỉ ra khỏi nhà nếu thật cần thiết và cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh, hạn chế chạm tay vào các vật có nhiều người tiếp xúc như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, dụng cụ tập thể dục, thể thao nơi công cộng, ghế ngồi, thiết bị vệ sinh công cộng, cây ATM, vé gửi xe…
BS Đinh Anh Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế cho biết để đảm bảo việc chăm sóc, theo dõi và xử trí hiệu quả đối với các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng xây dựng phương án chăm sóc, điều trị cho các phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 và trẻ sơ sinh là con của họ.
Cùng với đó, chỉ đạo Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang trong việc chăm sóc thai nghén, xử trí đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh, sẵn sàng cho cả hai tình huống đẻ thường và đẻ mổ cũng như xử trí các tai biến, bất thường xảy ra trong quá trình theo dõi, điều trị.
Đặc biệt lưu ý các biện pháp dự phòng lây nhiễm chéo tại cơ sở điều trị, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bà mẹ nhiễm COVID-19 và trẻ sơ sinh là con của họ.