Chúng ta đều biết, nền văn minh Ai Cập cổ đại, với những công trình kim tự tháp và xác ướp, đã để lại cho hậu thế nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Các nhà khoa học, khảo cổ học và cả giới truyền thông, báo chí cũng tốn không ít tiền bạc, công sức để tìm hiểu về những bí ẩn ngàn năm ấy. Ngoài những điều đã được làm sáng tỏ thì vẫn còn vô số bí ẩn không lời giải thích. Và một trong số đó chính là lời nguyền của các Pharaoh Ai Cập và lời nguyền đáng sợ nhất đến từ Pharaoh Tutankhamun.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 1.

Nhiều cái chết bí ẩn hoặc tai họa với những người liên quan đến việc khai quật lăng mộ Tutankhamun khiến không ít người tin vào lời nguyền Tutankhamun.

Pharaoh Tutankhamun, còn được biết đến với tên gọi Vua Tut, là vị Pharaoh trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông chào đời vào khoảng năm 1341 trước công nguyên (TCN) ở vùng Ankhetalen (Tell el Amarna thuộc Ai Cập ngày nay).

Tutankhamun là người cuối cùng trong hoàng tộc trị vì vào cuối vương triều thứ 19 ở giai đoạn Tân Vương quốc Ai Cập (kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 16 trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên). Các tài liệu lịch sử cho biết Pharaoh Tutankhamun lên ngôi vào năm 1332 TCN khi mới 9 tuổi. Triều đại của ông được đánh giá là thời kỳ hoàng kim, phát triển rực rỡ nhất trong mọi vương triều Pharaoh. Đến năm 1323 TCN, khi vừa tròn 18 tuổi, vị Pharaoh này đột ngột qua đời một cách bí ẩn.

Hành trình đi tìm lăng mộ Vua Tut

Năm 1891, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh Howard Carter quyết định đến Ai Cập để tìm tung tích ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun nhờ có nguồn tài trợ của Bá tước Carnarvon giàu có. Suốt 5 năm miệt mài tìm kiếm, ông luôn trở về với cái lắc đầu và con số không tròn trĩnh.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 2.

Bá tước Carnarvon là người hỗ trợ tài chính cho cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun.

Năm 1922, Bá tước Carnarvon muốn Carter về Anh để yêu cầu ông bỏ cuộc tìm kiếm và bày tỏ nỗi thất vọng ghê gớm vì số tiền mình đã bỏ ra. Lúc này, ông Carter vẫn giữ vững một niềm tin và cố thuyết phục ngài Bá tước ủng hộ rồi may mắn nhận được cái gật đầu. Carter trở lại Ai Cập cùng một con chim hoàng yến với hy vọng về giác quan thứ sáu của loài chim này sẽ tìm tới được nơi xác ướp của vua Tutankhamun.

“Một con chim vàng. Nó sẽ dẫn chúng ta tới lăng mộ”, Reis Ahmed, thành viên trong đội tìm kiếm của ông Carter tuyên bố. Và điều kì diệu thật sự đã xảy ra.

Vào ngày 4/11/1922, một người trong đoàn của Carter phát hiện các bậc thang đào sâu trong lòng đất. Những bậc thang này đã bị lấp đầy bằng đất đá. Sau khi đào xuống, họ tìm thấy 15 bậc thang nữa mới dẫn tới một cánh cửa cổ đại vẫn bị niêm phong kín, trên cửa đề tên Tutankhamun.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 3.

Quan tài vua Tutankhamun khi được tìm thấy.

Sau khi đẩy cánh cửa lăng mộ ra, nhóm khảo cổ bị sốc khi thấy vàng, vô số báu vật bằng vàng bạc và những chiếc quan tài tinh xảo. Họ cũng khám phá ra chiếc quách đá chứa quan tài bằng vàng khối đựng xác ướp Vua Tut. Phía trên quan tài có một tấm bia đất sét với dòng chữ: "Dù là ai, nếu đã làm phiền đến giấc ngủ của vua Tutankhamun thì sẽ phải chết"

Bất chấp lời cảnh báo, ông Howard Carter và các cộng sự vẫn quyết tâm mở ra để cho nhân loại những câu trả lời chính xác nhất về thế giới cổ xưa. (Sau này, cũng có thông tin cho rằng chính ông Carter đã che đi dòng chữ cảnh báo kia để các đồng nghiệp và công nhân đào bới không bị uy hiếp tinh thần mà tập trung làm việc).

Sau phát hiện này, ông Carter lập tức gửi điện tín tới Bá tước Carnarvon, mời ngài tới Ai Cập để chứng kiến tận mắt thành quả tìm kiếm và chứng minh cho ngài Bá tước Carnarvon thấy mình không đầu tư vô ích. Tất nhiên, Bá tước Carnarvon không chần chừ mà tới xem.

Không chỉ Carter, cũng không chỉ Bá tước Carnarvon, mà tất cả 22 người liên quan tới cuộc tìm kiếm lúc mở cánh cửa vào lăng mộ là sự kiện trọng đại trong đời của họ. Họ cũng chẳng bận tâm đến dòng chữ cảnh báo trên quan tài nữa...

Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền ghê rợn cho "những kẻ phạm thượng"?

Ngày 4/5/1923, Bá tước Carnarvon bất ngờ qua đời sau khi đặt chân xuống lăng mộ (hưởng dương 57 tuổi). Bá tước Carnarvon tử vong do ngộ độc máu, kết quả từ việc nhiễm trùng vết thương do... muỗi đốt. Vết côn trùng cắn này khiến ông bị viêm phổi cấp và tử vong. Sau đó, người giám định xác ướp nói rằng có một vết sẹo trên má trái của xác ướp được khai quật trong lăng mộ giống hệt với vết côn trùng cắn khiến Bá tước Carnarvon tử vong.

Cha của Bá tước Carnarvon cũng nhảy lầu tự tử ở London. Người ta nói rằng ông đã đặt chiếc bình của Tutankhamun trong phòng ngủ.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 4.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 5.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 6.

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 7.

George Jay Gould I, một nhà tài chính Mỹ, bất ngờ bị sốt sau chuyến thăm tới lăng mộ Tutankhamun năm 1923. Vài tháng sau, ông mất vì bệnh viêm phổi.

Archibald Douglas-Reid, người chụp X-quang xác ướp pharaoh Tutankhamun bị ốm ngay sau khi vào lăng mộ và mất ngày 15/1/1924 vì căn bệnh bí ẩn.

Ly kỳ hơn là trường hợp của Hugh Evelyn-White, người chuyên nghiên cứu về lịch sử Ai cập đồng thời là một trong số những người đầu tiên có mặt tại lăng mộ Tutankhamun, treo cổ tự tử năm 1924. Ông để lại một ghi chú viết bằng máu nói rằng: "Tôi chịu thua lời nguyền buộc tôi biến mất mãi mãi".

Ngoài cái chết kỳ lạ của các thành viên đoàn khảo cổ, còn có người phụ trách Bảo tàng Cairo ở Ai Cập, Miguel Mehrer. Ông không quan tâm đến "lời nguyền" của Pharaoh mà báo chí lúc bấy giờ đưa tin rầm rộ, và nói rằng ông đã "gắn bó" cả đời với các ngôi mộ ở Ai Cập, tất cả chỉ là tin đồn mà thôi. Nhưng chưa đầy 4 tuần sau khi ông Miguel nói câu này, ông đã chết vì một cơn đau tim.

Đáng sợ nhất là trường hợp của Bruce Ingham. Ông được Howard Carter, người đầu tiên mở nắp quan tài Tutankhamun, tặng một chiếc chặn giấy được cho là bàn tay xác ướp đeo một chiếc vòng có dòng chữ: "Người nào động tới cơ thể ta sẽ bị nguyền rủa". Một thời gian sau khi nhận món quà kỳ dị, nhà của Ingham bị thiêu rụi trong hỏa hoạn. Khi đang dựng lại, căn nhà lại bị một trận lũ quét qua.

Năm 1966, phía Pháp yêu cầu Ai Cập vận chuyển kho báu khai quật được trong lăng mộ Tutankhamun đến Paris để trưng bày triển lãm. Phía Ai Cập đồng ý, nhưng người giám sát Muhammad Abraham ban đêm có một giấc mơ kỳ lạ, nói rằng nếu di vật văn hóa được vận chuyển ra khỏi Ai Cập, cuộc sống của ông sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, ông đã cố gắng hết sức yêu cầu hủy bỏ cuộc triển lãm nhưng vô ích.

Sau đó, vào năm 1972, 2 người đàn ông đã chết bí ẩn sau khi vận chuyển xác ướp của Pharaoh từ Cairo đến London dù trước đó tình trạng sức khỏe của họ hoàn toàn bình thường.

Những giả thuyết khoa học

Có hai giả thuyết khoa học về những cái chết bí ẩn liên quan đến lăng mộ Vua Tut: 

Thứ nhất: Từ trường đặc biệt

Một số nhà khoa học cho rằng cái gọi là lời nguyền của Pharaoh thực chất là cấu trúc kiến trúc đặc biệt của lăng mộ. 

Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại này, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời nguyền chết chóc ghê rợn? - Ảnh 8.

Thiết kế lăng mộ độc đáo của Tutankhamun đã tạo ra một loại từ trường hoặc sóng năng lượng có thể giết chết những ai bước vào. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn vô lý với trình độ khoa học kỹ thuật của người Ai Cập cổ đại thời bấy giờ. Làm sao họ lại có công nghệ xây dựng siêu việt như vậy, hoàn toàn vượt qua trình độ văn minh lúc bấy giờ. Vậy nên lại xuất hiện thêm câu hỏi nghi ngờ rằng các kim tự tháp có phải do con người xây dựng hay không.

Thứ hai: Sự hiện diện của vi khuẩn chết người

So với giả thuyết thứ nhất, giả thuyết thứ hai này đáng tin hơn. Theo National Geographic, một giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân cái chết của ông Herbert. Giả thuyết này cho rằng bá tước Carnarvon đời thứ 5 tử vong do tiếp xúc với mầm bệnh cổ xưa được giấu trong quan tài Tutankhamun.

"Bên trong các lăng mộ Ai Cập không chỉ có các xác ướp mà còn nhiều thứ khác như thịt, thực vật hay thậm chí hoa quả được chôn theo người chết khi họ sang thế giới bên kia. Chính những thứ này thu hút côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn, mầm bệnh... và sự thật là chúng có thể tồn tại qua hàng ngàn năm", Jennifer Wegner, nhà Ai Cập học tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho biết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số xác ướp cổ đại có nấm mốc bao gồm ít nhất 2 loại cực độc là Aspergillus Niger và Aspergillus Flavus. Chúng có thể gây phản ứng dị ứng như tắc nghẽn hoặc chảy máu trong phổi và đặc biệt có hại với những người có hệ miễn dịch yếu. Một số bức tường trong lăng mộ còn có các vi khuẩn tấn công đường hô hấp như Pseudomonas hay Staphylococcus.

Các nhà khoa học cũng phát hiện khí amoniac, chất hữu cơ formaldehyde và khí hydro sulfua trong quan tài kín. Ở nồng độ mạnh, chúng có thể gây bỏng mắt, mũi, các triệu chứng của viêm phổi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Một phát hiện trong các lăng mộ Ai Cập là rất nhiều dơi sống bên trong đó. Phân dơi cũng mang loại nấm có thể gây ra bệnh về đường hô hấp. Trong điều kiện thích hợp, những chất kể trên có thể gây chết người.

Nhà Ai Cập học Wegner cho rằng chính việc các nhà khảo cổ học không đeo khẩu trang, thiết bị bảo hộ khi vào trong các lăng mộ, ngay cả lúc mở quan tài, có thể dẫn đến cái chết. Đây có thể là lý do khiến nhiều người bị lây bệnh dẫn đến cái chết bí ẩn. Bên cạnh đó, các trường hợp tự tử hoặc hỏa hoạn được cho là liên quan tới lời nguyền xác ướp có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Nguồn: Tổng hợp