Những cơn ho dai dẳng và dồn dập của bé mỗi khi trời trở lạnh là nỗi lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Có những cách trị ho cho bé mà không cần dùng thuốc không những giúp bé mau dịu cơn ho mà còn khiến ba mẹ an tâm hơn. Cụ thể đó là:
1. Trị ho bằng cách xoa bóp, mát-xa
Đông y có 1 cách xoa bóp khá hiệu quả trong việc giúp trị ho cho trẻ. Đó là sử dụng phương pháp massage TuiNa với các thao tác kỹ thuât xoa bóp nhẹ nhàng nhưng vẫn có áp lực lên một số bộ phận để kích thích khả năng của "tự chữa lành" của cơ thể.
Mát-xa là cách trị ho bằng cách kích thích vào chức năng phổi (Ảnh minh họa).
Chuyên gia về châm cứu và thảo dược Robin Green hướng dẫn cách mát-xa như sau: tạo lực ấn nhẹ vào vùng dưới xương vai để kích thích chức năng phổi và vùng ngực. Dùng ngón tay cái di chuyển lên xuống liên tục cho đến khi bé cảm thấy dễ chịu, cơn ho dịu xuống. Các thao tác này được lặp đi lặp lại nên chỉ mất khoảng 45 giây tới vài phút để hoàn thành bài mát-xa trị ho này.
2. Liệu pháp nhĩ châm
Trong Đông y, châm cứu không mấy xa lạ, trong đó nhĩ châm (châm cứu vành tai) có tác dụng giảm đau, dịu cơn ho cho bệnh nhi. Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy châm cứu để giảm đau ở trẻ em là an toàn và có lợi về chi phí.
Các chuyên gia Đông y giải thích triệu chứng ho và hen có thể giảm khi có lực tác dụng vào phần dưới tai ngoài.
3. Phương pháp tự nhiên "truyền thống": Chanh và mật ong
Chanh và mật ong là sự kết hợp khá hoàn hảo giúp trị ho cho bé. Ngoài ra, những loại nước thảo dược an toàn dành cho trẻ em như là cam thảo, gừng, mâm xôi, hoặc bạc hà, mẹ chỉ cần thêm 2 thìa nhỏ mật ong vào ly nước cũng có thể làm dịu cơn ho của bé. Mẹ lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cốc nước trà thảo dược, thêm mật ong, lát chanh và bột quế giúp bé dịu cơn ho hiệu quả.
4. Ăn quả lê
Nếu bé bị ho khan, mẹ có thể thử cho trẻ ăn nửa quả hoặc cả quả lê đã được gọt vỏ trước khi đi ngủ. Quả lê là loại quả nhiều nước, chứa nhiều vitamin C và K nhưng chứa ít cholesterol, natri và chất béo nên có thể giúp bé đỡ ho khan, làm cổ họng bớt khô.
Quả lê chứ nhiều nước giúp làm dịu cổ họng.
5. Hạn chế các đồ ăn từ sữa
Theo Đông y, các sản phẩm sữa như là sữa uống, sữa chua, phô mai góp phần gia tăng sản xuất chất nhầy dư thừa. Nên nếu bé đang ho có đờm thì mẹ hãy hạn chế cho bé sử dụng những sản phẩm này. Thêm vào đó, nếu trẻ ho có kèm theo sốt thì việc loại bỏ các đồ ăn từ sữa sẽ giúp nhiệt độ cơ thể không tăng thêm.
Tuy nhiên, nếu bé đang ăn sữa công thức thì mẹ cần lưu ý với chế độ ăn của bé sao cho hợp lý, bé không bị đói và áp dụng thêm các biện pháp trị ho khác.
6. Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu, từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng, trong đó có giảm triệu chứng ho, khai thông đường mũi và giảm tức ngực do bé ho nhiều. Để biết loại tinh dầu nào phù hợp với bé, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về loại dầu phù hợp nhất với bé.
Tinh dầu khá hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ.
Mẹ có thể dùng tinh dầu để mát-xa cho bé hoặc nhỏ vài giọt vào chậu tắm để giúp bé ấm áp và giảm cơn ho. Hoặc chỉ đơn giản là ngồi cùng bé trong phòng tắm với nhiều hơi nước cũng có thể giúp bé dịu bớt những cơn ho khan. Trước khi đi ngủ mẹ vỗ nhẹ vào lưng để giúp long đờm, bé dễ ngủ hơn.
Nguồn: Parent