Bài viết dưới đây là chia sẻ của Chuyên gia dinh dưỡng Trần Di Tịnh, Giám đốc Hiệp hội Nâng cao Sức khỏe Quốc gia Đài Loan.
Thanh long đỏ là một loại trái cây có tác dụng sức khỏe tuyệt vời. Với chức năng độc đáo, ít sâu bệnh, cây có thể phát triển bình thường mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Vì vậy, thanh long đỏ là loại quả xanh, thân thiện với môi trường và là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng chữa bệnh nhất định.
Mỗi 100g thanh long chứa 2,83g fructose và 7,83g glucose. Ngoài vitamin C, nó còn chứa 23,3mg axit malic, 2,8mg axit shikimic, 20mg axit oxalic, 19,1mg axit quinic, axit succinic, axit fumaric,… Do chứa một lượng lớn axit hữu cơ nên độ pH trong thanh long đỏ đạt 5,8 ~ 6,4.
Thịt của quả thanh long đỏ giàu chất dinh dưỡng, giá trị chữa bệnh cao, có tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid máu, giải độc, dưỡng phổi, dưỡng da, cải thiện thị lực, đồng thời cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh táo bón, tiểu đường. Ngoài ra, thanh long đỏ còn tác dụng phòng chống nhiễm độc kim loại nặng và tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, chống lão hóa và các tác dụng khác.
10 điều cấm kỵ khi ăn thanh long
Nghe đến những tác dụng của thanh long, chắc chắn bạn sẽ muốn mua ngay chúng về ăn. Tuy nhiên trên thực tế, thanh long không phù hợp với tất cả mọi người và không phải lúc nào ăn cũng được. Dưới đây là 10 điều cấm kỵ khi ăn thanh long.
1. Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long đỏ vì quả có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
2. Chị em có thể tạng người luôn lạnh hoặc đến kỳ kinh nguyệt cần hết sức chú ý bởi ăn thanh long đỏ vào thời điểm này dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng "đèn đỏ" thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
3. Thanh long đỏ không được ăn cùng với táo gai, vì táo gai có vị chua, nếu ăn cùng thanh long sẽ gây khó tiêu, đau bụng, đầy bụng. Thanh long có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, thanh nhiệt, tiêu khô, tốt nhất nên ăn kèm với tôm, kỷ tử, táo tàu…
4. Bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp nên ăn ít thanh long đỏ càng tốt. Trong loại quả này có chứa nhiều đường glucose, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
5. Do trong thanh long đỏ có chứa chất anbumin thực vật nên những người dễ bị dị ứng và phụ nữ có thai không nên ăn thanh long đỏ, nếu ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
6. Vỏ của quả thanh long đỏ chứa nhiều vi khuẩn, phải rửa sạch vỏ trước khi ăn, để tránh đưa vi khuẩn từ vỏ vào thịt trong quá trình cắt, từ đó ăn phải thịt thanh long đỏ bị nhiễm khuẩn.
7. Không kết hợp thanh long đỏ với sữa, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa! Điều này giống như việc khi bạn uống sữa thì không được uống cùng nước cam hay chanh. Thanh long chứa nhiều vitamin C, sữa lại giàu protein, khi vào cơ thể 2 chất dinh dưỡng này kết hợp tạo nên các triệu chứng ngộ độc nhẹ, gây tiêu chảy.
8. Khi mua thanh long đỏ trong siêu thị, nên chọn những quả thanh long còn tươi, trên bề mặt càng đỏ càng tốt, phần màu xanh thì càng xanh càng tốt. Nhưng nếu phần màu xanh trở nên khô héo, chứng tỏ trái thanh long đó đã không còn tươi, tốt nhất không nên ăn nhiều.
9. Chú ý đến liều lượng khi ăn thanh long đỏ, vì sau khi ăn quá nhiều sẽ khiến phân và nước tiểu của cơ thể có màu đỏ sẫm, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
10. Cách bảo quản thanh long tốt nhất là bảo quản nơi thoáng mát, không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh, để tránh nhiệt độ lạnh làm hư hại dẫn đến biến chất.
(Nguồn: Sina)