Thanh toán thẻ tín dụng cần lưu ý những gì
Điều quan trọng nhất: Chú ý thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn
Khi bạn sử dụng tiền của ngân hàng để thanh toán, mua sắm thì đến hạn thanh toán bạn phải nạp/thanh toán số tiền đã sử dụng cho ngân hàng.
Thông thường ngân hàng sẽ cho bạn tối đa 45 ngày miễn lãi suất, tức là tính từ thời điểm bạn dùng thẻ để thanh toán bạn sẽ có tối đa 44 ngày để chuẩn bị tài chính và trả nợ muộn nhất vào ngày thứ 45.
Sau ngày thứ 45 bạn chưa thanh toán thì sẽ bị phạt thanh toán chậm và bị tính lãi suất. Mức lãi suất thẻ tín dụng và phí phạt khá cao dao động khoảng từ 20 - 30%/năm và phí phạt trả chậm 4%..
Lưu ý: Cần xác định thời điểm phí phạt trả chậm hoặc lãi suất bị tính: Chỉ tính phí phạt trả chậm khi bạn không trả được khoản nợ tối thiểu theo yêu cầu (khoảng 5% số tiền đã dùng). Nếu không trả đầy đủ số tiền đã dùng từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi từ ngày 46 trở đi cho đến khi trả hết nợ.
Ví dụ:
Tôi đang sử dụng thẻ tín dụng Mastercard MC2 của VPBank với hạn mức 50 triệu đồng. Kỳ sao kê thẻ MC2 là từ ngày 21/3 đến 20/4, ngày đến hạn thanh toán là 5/5. Lãi suất thẻ tín dụng áp dụng tại thời điểm tôi sử dụng là: 3,49%/tháng. Phí rút tiền mặt của thẻ là 4% số tiền rút. Phí phạt chậm trả 5% (min 149.000 đồng).
Trường hợp 1:
Ngày 25/3 tôi quẹt thẻ 10 triệu. Ngày 20/4 VPBank chốt sao kê gửi vào email cá nhân của tôi với hạn thanh toán là ngày 5/5.
- Khoản tiền mặt 10 triệu đã rút sẽ bị tính phí 4% và lãi suất 3,49%/tháng tính từ ngày phát sinh rút tiền mặt đến ngày tôi thực hiện thanh toán dư nợ rút tiền mặt.
Trường hợp 2:
Ngày 21/3, tôi chi tiêu tại POS 7 triệu
Ngày 15/4, tôi tiếp tục chi tiêu tại POS 3 triệu
Ngày 20/4, chốt sao kê gửi vào email cá nhân của tôi với hạn thanh toán là ngày 5/5.
Trong đó có: Tổng dư nợ chi tiêu trong kỳ (7 triệu + 3 triệu = 10 triệu) và số tiền thanh toán tối thiểu (5% dư nợ = 10.000.000 * 5% = 500.000 đồng).
- Nếu vào ngày 5/5, tôi thanh toán toàn bộ dư nợ 10 triệu thì tôi sẽ không bị tính lãi.
- Nếu vào ngày 5/5, tôi chỉ thanh toán trên số tiền thanh toán tối thiểu thì tôi phải trả thêm phần lãi suất được cập nhật tại thời điểm 5/5 cho từng khoản chi tiêu như sau (các khoản này nếu chưa được thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi sau ngày 5/5/):
Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 7 triệu ngày 21/3 = 3,49%/30*7.000.000*45 = 366.450 đồng
Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 3 triệu ngày 15/4 = 3,49%/30*3.000.000*20 = 69.800 đồng
- Nếu tôi tiếp tục không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu, sang đến ngày 6/5:
Số tiền thanh toán tối thiểu bắt đầu bị tính phí chậm trả = 149.000 đồng. Do 5% * 500.000 = 25.000 VND < 149.000 đồng.
Dư nợ được tính lãi như sau:
Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 7 triệu ngày 21/3 = 3,49%/30*7.000.000*46 = 374.594 đồng
Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 3 triệu ngày 15/4 = 3,49%/30*3.000.000*21 = 73.290 đồng
2. Học thói quen thanh toán dư nợ tín dụng đủ từ những bản sao kê đầu tiên
Nguyên tắc sử dụng thẻ tín dụng là bạn cần thanh toán dư nợ đủ từ những bản sao kê đầu tiên, bỏ qua những khoản thanh toán tối thiểu.
Các ngân hàng sẽ đưa ra khoản thanh toán tối thiểu để bạn có trách nhiệm thanh toán trước phần nào khoản nợ của mình. Tuy nhiên, sau khi đóng khoản thanh toán tối thiểu, phần dư nợ còn lại sẽ bắt đầu bị tính phí và tính lãi suất nếu bạn không trả đủ vào kỳ sao kê tiếp theo (như ví dụ minh họa ở trên).
Nếu sử dụng thẻ lần đầu, bạn thường sẽ không khỏi bối rối khi thấy mục thanh toán tối thiểu. Hãy cứ lơ nó đi và hãy thanh toán đầy đủ cho những tháng đầu tiên. Điều này hoàn toàn tốt cho lịch sử tín dụng của bạn về sau. Nó sẽ giúp gây ấn tượng tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính khi xét duyệt tăng hạn mức tín dụng hoặc cho bạn vay vốn.
3. Thanh toán bớt nợ và hạn chế làm phát sinh thêm nợ tín dụng mới
Ngân hàng thích thấy khoảng cách dư dả giữa số tiền nợ ghi nhận trên thẻ tín dụng và tổng hạn mức tín dụng. Càng trả bớt nợ, thì khoảng cách đó càng rộng và điểm tín nhiệm của bạn càng cao.
Khi mỗi tháng bạn thanh toán hết số dư nợ trên giấy báo nợ, bạn đã tận dụng được khoản vay không lãi suất từ ngân hàng phát hành thẻ. Nếu bạn chỉ thanh toán số tiền tối thiểu trên một số dư đáng kể, bạn có thể mất đến vài năm mới thanh toán hết nợ.
4. Không thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn, bạn sẽ bị tính phí thế nào?
- Bị tính lãi suất trả chậm:
Lãi suất trả chậm sẽ bị tính nếu bạn không thanh toán đầy đủ dư nợ thẻ tín dụng theo sao kê hàng tháng. Khoản lãi suất được tính trên tỷ lệ phần trăm của khoản vay.
Các ngân hàng hiện nay thường áp dụng lãi suất trả chậm là 0% trong một khoảng thời gian nhất định khi bạn sử dụng thẻ lần đầu tiên thường là 45 ngày. Sau khi kết thúc thời gian này, chủ thẻ sẽ bắt đầu phải chịu lãi suất trả chậm nếu không thanh toán toàn bộ dư nợ hàng tháng của mình.
Hiện nay các ngân hàng thu phí này theo tỷ lệ % trên tổng số tiền đã dùng trong tháng qua thẻ tín dụng. Dưới đây là mức lãi suất trả chậm của một số ngân hàng tiêu biểu bạn cần nắm:
- Bị tính phí phạt quá hạn:
Ngoài lãi suất trả chậm, việc thanh toán thẻ tín dụng chậm còn khiến chủ thẻ bị thu thêm một khoản phí phạt. Phí này khoảng 4-6% số tiền đã sử dụng trong thẻ.
- Có thể bị liệt vào danh sách nợ xấu:
Việc thanh toán dư nợ thẻ tín dụng quá hạn ghi trong sao kê hàng tháng sẽ khiến bạn bị liệt kê vào các nhóm nợ xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các khoản vay sau này của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tăng hạn mức thẻ tín dụng cũng sẽ gặp khó khăn.
- Ngân hàng “hỏi thăm” thường xuyên:
Chỉ cần bạn quá hạn thanh toán thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành nhắc nhở bạn bằng nhiều hình thức như tin nhắn, điện thoại, email,…