Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia giáo dục Mỹ cách nói chuyện với con về khó khăn, thất bại theo từng lứa tuổi mà bố mẹ nên áp dụng tại nhà:

Với trẻ từ 2 - 6 tuổi

Trẻ nhỏ không có đủ kinh nghiệm sống để hiểu một số yếu tố liên quan đến các chủ đề phức tạp, khó khăn. Con cũng không nắm vững các khái niệm trừu tượng hoặc nguyên nhân và kết quả. 

Ở độ tuổi này, con chỉ tập trung vào những người xung quanh bao gồm mọi người trong gia đình, bạn bè thân thiết và các thầy cô giáo. Và với khả năng hiểu biết của mình, con chưa thể hiểu rõ khái niệm nguyên nhân - kết quả hay những định nghĩa trừu tượng khác nên bố mẹ cần sử dụng những khái niệm đơn giản để giảng giải mọi điều cho trẻ.

Khi gặp phải khó khăn, con sẽ vô cùng nhạy cảm và sợ hãi rằng mình đã gặp phải điều gì đó khiến bố mẹ không hài lòng. Việc cần làm của bố mẹ lúc này là ngồi bên con và trò chuyện, sau đó hành động một cách nhẹ nhàng để giải thích cho con hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề. 

Hãy trấn an bằng cả lời nói và cử chỉ

Nói với con rằng mọi chuyện đều ổn thỏa, con và bố mẹ hoàn toàn có thể xử lý mọi thứ một cách êm đẹp và nhẹ nhàng. Những cái ôm ấm áp hay những cử chỉ dịu dàng luôn là liều thuốc tinh thần đặc biệt cần thiết cho con ngay lúc này. 

Bố mẹ cũng nên nói với con rằng, mọi chuyện dù thất bại thì cũng không sao cả, chúng ta có thể thử lại và thành công ở những lần tiếp theo. Ai cũng thất bại nên chuyện này là vô cùng bình thường, con không nên cảm thấy quá lo lắng sợ hãi. 

"Thất bại là mẹ của thành công" - Bài học mà bố mẹ nào cũng muốn dạy con mỗi ngày nhưng đều nhận hiệu quả ngược vì làm sai cách - Ảnh 2.

Chia nhỏ vấn đề ra để con dễ hiểu hơn

Bố mẹ có thể sử dụng các câu hỏi ngắn về ai đó, điều gì đó hay con cảm thấy ra sao, con muốn làm gì để con có thể tiếp nhận các vấn đề về thất bại hay khó khăn một cách dễ dàng. Những điều này không nhất thiết phải yêu cầu con hiểu ngay lập tức. Nhưng bố mẹ cần phải làm để con có thể bắt đầu xây dựng được sự hiểu biết của mình về định nghĩa của thất bại hay khó khăn.

Nắm bắt tâm lý của con

Sử dụng những câu hỏi mang tính gợi mở, công nhận cảm giác của con là điều đúng đắn giúp bố mẹ hiểu rõ hơn con đang cảm thấy như thế nào trước sự thất bại hay khó khăn mà con gặp phải. Có đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, có đứa trẻ cảm thấy buồn bã hay lo lắng cũng có đứa trẻ cảm thấy vô cùng tức giận. Mọi cảm xúc của con đều cần được công nhận. Và khi nắm bắt được cảm xúc đó, bố mẹ sẽ đưa ra những phương án phù hợp để giải quyết cảm xúc cho con.

Đưa ra lời giải thích hợp lý

Sau khi giúp con bình ổn được cảm xúc của bản thân, bố mẹ mới từ từ phân tích sự việc cho con hiểu. Dù nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì chúng ta đều cần phải đối diện với sự thật, từ đó mới có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Thường những thất bại với trẻ ở độ tuổi này không quá phức tạp, con hoàn toàn có thể làm lại đến khi đạt yêu cầu. Vậy nên, bố mẹ có thể đưa ra đề nghị cùng con thử lại cho đến khi thành công để con có thể lấy lại tự cho chính mình. 

Với trẻ 7 - 12 tuổi

Những đứa trẻ ở độ tuổi này thường đã đọc, viết thành thạo và có tư duy riêng của bản thân về những thất bại hay khó khăn mà chúng phải đương đầu. Việc giúp con hiểu rõ được ý nghĩa của thất bại, sự kiên trì để đi đến thành công sẽ được nâng lên một mức độ cao hơn, bố mẹ cũng sẽ cần bỏ nhiều công sức hơn. 

Ở thời điểm này, khi con gặp phải khó khăn hay thất bại có thể con sẽ không nói cho bố mẹ biết và chúng sẽ tìm cách tự giải quyết mọi chuyện theo suy nghĩ của mình. Có thể chúng sẽ giải quyết được và cũng có thể là không, thậm chí làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Điều đặc biệt quan trọng với bố mẹ chính là giữ được sự bình tĩnh và khả năng đánh giá sự việc một cách khách quan.

"Thất bại là mẹ của thành công" - Bài học mà bố mẹ nào cũng muốn dạy con mỗi ngày nhưng đều nhận hiệu quả ngược vì làm sai cách - Ảnh 3.

Hãy nhẹ nhàng với con khi thấy con gặp phải khó khăn, thất bại.

Lựa chọn thời điểm thích hợp

Không đơn giản chỉ là cứ thấy con là nói về thất bại, về khó khăn hay những giáo điều khiến con cảm thấy khó chịu mà bố mẹ cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện với con. Đó là lúc con cảm thấy thoải mái hay muốn chia sẻ nhất. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những câu chuyện trong sách về thành công, thất bại là làm mồi dẫn đưa vào những vấn đề mà con có thể gặp phải. 

Thảo luận với con và khơi gợi sự chia sẻ

Hãy cứ đơn giản hóa những cuộc trò chuyện với con để chúng cảm thấy được đồng cảm, con sẽ tự mình chia sẻ những khó khăn, thất bại mà con muốn được bố mẹ giúp đỡ. Qua nhừng lời chia sẻ đó, bố mẹ sẽ cần đến sự tinh tế và nhạy cảm của bậc làm cha mẹ để tìm được vấn đề của con. Gợi mở nhẹ nhàng để con thấy rằng cho dù đó là điều gì chúng ta đều có thể vượt qua, miễn là con đồng ý chia sẻ và để bố mẹ cùng giúp con.

Xoa dịu cảm xúc của con

Khi các con bắt đầu chia sẻ, cảm xúc của mỗi đứa trẻ với những vấn đề về thất bại hay khó khăn là vô cùng khác nhau. Nhưng tựu chung lại đó đều là những cảm xúc tiêu cực. Bố mẹ cần công nhận những cảm xúc này là đúng đắn trong trường hợp mà con đang gặp phải. Sau đó từ từ xoa dịu con bằng những câu nói trấn an hay hành động như ôm con, xoa lưng. Những điều này sẽ giúp con cảm thấy an tâm hơn và thoải mái xử lý vấn đề hơn. 

Cùng con tìm ra cách giải quyết

Tương tự như lứa tuổi nhỏ hơn, dù đó là vấn đề to hay nhỏ, thất bại ít hay nhiều thì con cũng cần phải tham gia vào quá trình giải quyết viêc đó. Con có thể thử lại để rút ra kinh nghiệm và thành công. Con cũng thể nhận những lời tư vấn từ bố mẹ để làm mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Con cũng thể chấp nhận bỏ qua việc thất bại nếu đó là một kỳ thi vừa qua và học cách cố gắng chinh phục những kỳ thi tiếp theo. Hãy nhắc nhở con rằng thất bại một lần không phải là thất bại mãi mãi, con sẽ thành công nếu con còn đủ kiên trì. 

"Thất bại là mẹ của thành công" - Bài học mà bố mẹ nào cũng muốn dạy con mỗi ngày nhưng đều nhận hiệu quả ngược vì làm sai cách - Ảnh 4.

Bố mẹ luôn là chỗ dựa lớn nhất khi con thấy khó khăn.

Điều bố mẹ cần lưu ý

Được nói chuyện và tìm ra cách giải quyết những điều khó khăn làm cho con cảm thấy an toàn hơn, củng cố mối liên kết của bố mẹ và dạy con hiểu về thế giới. Và khi bố mẹ chỉ cho con cách thu thập và giải thích thông tin, đặt câu hỏi và kiểm tra chéo các nguồn, con sẽ tự biết cách an ủi chính mình. 

Có thể có rất nhiều vấn đề con không thể giải quyết ngay lúc này. Nhưng bằng cách đầu tư cho con với kiến thức, lòng trắc ẩn và tính cách mạnh mẽ, bố mẹ hoàn toàn có thể cung cấp cho chúng tất cả các công cụ cần thiết để làm cho mọi thứ tốt hơn.