Dám chắc nhiều người khi nhìn lại những quyết định tài chính vào năm 2021 sẽ có nhiều điều hối tiếc. Như bạn đã tiêu quá nhiều tiền ở thẻ tín dụng, không đạt được mục tiêu tiết kiệm mà mình đã đề ra, chi tiêu quá đà dẫn tới phải mang thêm một khoản nợ,...
Tuy nhiên, vứt bỏ gánh nặng đó sang một bên bạn vẫn có thể cải thiện điều này bằng cách thay đổi trong năm 2022. Marguerita Cheng, Chuyên gia về lập kế hoạch tài chính, Giám đốc điều hành Blue Ocean Global Wealth tại Gaithersburg, Maryland (Mỹ) gợi ý 5 hành động bạn nên áp dụng để giàu có hơn mà lại khá đơn giản.
1. Kiểm soát thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng chính là khởi đầu cho tình hình tài chính mà bạn cần phải quan tâm. Để bắt đầu một năm mới thuận lợi, bạn nên xem xét toàn bộ và kiểm soát tối đa việc sử dụng thẻ tín dụng của bản thân.
Tìm hiểu các khoản nợ trong tất cả những chiếc thẻ tín dụng mà mình đang sở hữu. Thanh toán những khoản nợ bỏ quên, lãi suất của nó đang ở mức nào.
Cảnh giác hơn với những thay đổi về điều khoản mà nhà cung cấp thông báo. Để kiểm soát chặt chẽ hơn mức độ chi tiêu và tài chính của bản thân.
Một số người cho rằng, việc được cấp hạn mức tín dụng cao cũng là một cách thể hiện đẳng cấp của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, chỉ nên đăng ký hạn mức tín dụng thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng để đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đều đặn.
Có những tính toán cho rằng sử dụng nhiều thẻ tín dụng với các ngày sao kê khác nhau sẽ giúp tận dụng tối đa các ưu đãi và quay vòng sử dụng để khai thác triệt để số ngày miễn lãi của từng thẻ.
Thế nhưng đôi khi cách sử dụng này lại gây nhiều bất lợi bởi sử dụng nhiều thẻ tín dụng nên việc quên hạn thanh toán của một thẻ nào đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Ưu tiên trả hết nợ lãi suất cao
Nhiều người ở độ tuổi 30 thường mắc các khoản nợ lớn đến từ tư dùng như mua xe, mua nhà, nợ sinh viên,... Nếu mục tiêu ở 2020 của bạn là trả hết toàn bộ số nợ thì nên ưu tiên giải quyết những khoản có lãi suất cao trước.
Vì nợ lãi cao thường giảm điểm tín dụng và tổn hại cho tài chính. Chúng lại đem tới lãi kép mà ai cũng cảm thấy khó chịu. Qua thời gian, bạn không chỉ tích lũy thêm nợ vì lãi, rồi lãi chồng thêm lãi.
Để tránh điều này, giải quyết những số nợ lớn là điều tiên quyết phải làm.
3. Tăng mức tiết kiệm
Dù bạn chỉ cố gắng bỏ tiết kiệm thêm 1% nhưng nó cũng sẽ thành một số tiền lớn qua thời gian và trở thành sự khác biệt. Bạn nên lo lắng cho việc nghỉ hưu của mình. Không những thế, các khoản tiền lớn trong cuộc đời như cưới hỏi cho con, mua nhà, mua xe cũng là một loại áp lực tài chính.
Để dành tiền cho những rủi ro bất ngờ
Ngoài việc trả nợ, tiết kiệm cho tương lai, bạn nên ưu tiên xây dựng quỹ khẩn cấp. Marguerita Cheng khuyên chị em nên để dành số tiền đủ chi tiêu từ 3-6 tháng là lý tưởng.
4. Xem xét các chi phí lớn sắp xảy ra
Nhìn vào năm tới, bạn có thể bao quát được những chi phí lớn mà mình sẽ phải bỏ ra. Dành thời gian liệt kê nó và tính toán cách đáp ứng nhu cầu này.
Nếu không dự trù trước điều này, những rủi ro tài chính phát sinh có thể làm ảnh hưởng tới toàn bộ kế hoạch tài chính trong năm của bạn.
5. Tiếp tục thử thách bản thân
Nếu đã nỗ lực tiết kiệm trong năm 2019, không có lý gì bạn không cố gắng vào năm tiếp theo. Thử thách bản thân với con số tiết kiệm lớn hơn để bớt chi tiêu.
Năm mới là thời gian để thành thật với chính mình. Nếu bạn đã nỗ lực tiết kiệm trong năm nay thì tại sao lại không thử thách mình một chút nữa vào năm 2020.
Thay đổi suy nghĩ sẽ mang tới cái lợi cho lâu dài. Những gì bạn tiết kiệm hôm nay sẽ giúp bạn có tiền để làm những gì bạn thích trong tương lai.