Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể con người cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể. Như câu nói được lan truyền trong dân gian: "Ăn chồi vào mùa xuân, ăn lá vào mùa hè, ăn quả vào mùa thu và ăn rễ vào mùa đông". Đây là một quan niệm ăn uống trong bốn mùa để tốt cho cơ thể. Vậy tại sao nên ăn nhiều "rễ" vào mùa đông?; "Rễ" ở trong quan niệm này là gì? 

Trong năm, chúng ta tuân theo quy luật 4 mùa luân phiên, khí hậu thay đổi. Nhiệt độ mùa xuân ấm áp, cái nóng bức của mùa hè, đến mùa thu tiết trời mát mẻ và khi đông về là không khí lạnh bao trùm. Cũng tương tự như vậy, vạn vật trong tự nhiên cũng tuân theo quy luật sinh trưởng vào mùa xuân, phát triển vào mùa hè, thu hoạch vào mùa thu và tích trữ vào mùa đông. Sự thay đổi về chồi xuân, lá hạ, quả mùa thu và rễ mùa đông đã hình thành thói quen ăn uống của dân gian là "ăn chồi/nụ vào mùa xuân, ăn lá vào mùa hè, ăn quả vào mùa thu và rễ vào mùa đông" từ xưa. "Rễ" ở đây là bộ phận do các nhánh rễ của củ mài/khoai lang/khoai tây/cà rốt/củ cải... ghim xuống đất và tích lũy tinh bột cũng như dưỡng chất rồi dần phình to thành củ.

Ăn "rễ" vào mùa đông cũng có nghĩa là ăn những loại củ theo mùa, tươi ngon, giàu dinh dưỡng nhất. Các loại củ như khoai lang, củ mài, khoai tây đều rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Giờ thì khi bạn ra chợ, nếu thấy những loại "rễ" quen thuộc đó hãy mua ngay về nấu 3 món ăn theo công thức dưới đây nhé!

1. Củ mài: Thịt bò xào củ mài

Vào mùa đông, ăn củ mài một cách điều độ có thể giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và chống lại cảm lạnh ở mức độ nhất định. Củ mài rất giàu mangan - một khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, và rất quan trọng để sản xuất năng lượng cũng như chống oxy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng DNA, gây ra các bệnh tim, ung thư.

Nguyên liệu làm món thịt bò xào củ mài

180g thịt bò, 1 đoạn củ mài, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh tinh bột bắp, 1 cây hành lá, rau mùi, 3 tép tỏi băm, một chút gừng băm, 1 thìa canh rượu nấu ăn, bột tiêu, gia vị.

Cách làm món thịt bò xào củ mài

Bước 1: Rửa sạch thịt bò sau đó thái thành các lát mỏng. Cho thịt bò đã thái vào bát, thêm nước tương, 1/2 lượng tỏi và gừng băm, dầu hào, tinh bột bắp và tiêu đen, trộn đều rồi ướp trong 10 phút.

Bước 2: Lột bỏ vỏ củ mài sau đó rửa sạch, thái thành các lát mỏng. Tiếp đó cho củ mài vào nồi nước sôi chần nhanh rồi vớt ra, để ráo. Lưu ý bạn có thể thêm 1/2 củ cà rốt, 1/2 quả ớt chuông vào xào cùng để tăng màu sắc cho món ăn.

Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi phi thơm gừng, tỏi băm. Tiếp theo cho thịt bò đã ướp vào xào đến khi thấy đổi màu. Sau đó trút các lát củ mài vào xào một lúc, nêm chút gia vị cho vừa ăn. Tiếp tục xào đều để các nguyên liệu thấm gia vị, tăng hương thơm. Cuối cùng thêm hành lá, rau mùi cắt khúc vào, xào đều rồi tắt bếp.

Gợi ý: Hoặc nếu bạn thích các món ăn từ củ mài có thể tham khảo các công thức "6 món ngon từ củ mài" để tăng cường miễn dịch, bổ tỳ và dạ dày, phù hợp với mọi lứa tuổi.

2. Khoai lang: Bánh khoai lang

Ăn khoai lang vào mùa đông có thể cung cấp năng lượng, bổ sung chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khoai lang rất giàu protein chất nhầy nhầy, có lợi ích nhất định trong việc duy trì xương khớp. Khoai lang rất giàu vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng, điều hòa hệ thống miễn dịch, duy trì sức mạnh của các mô và da trong cơ thể, tạo thành hàng rào bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng. 

Nguyên liệu làm món bánh khoai lang

2 củ khoai lang, 150g bột mì, 2 cây hành lá, một chút muối, lượng bột tiêu vừa phải, một chút bột ngũ vị hương.

Cách làm món bánh khoai lang

Bước 1: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi. Sau khi thái sợi xong thì bạn cho vào chậu nước, rửa sạch tinh bột thừa. Vớt khoai lang ra, cho vào âu trộn.

Bước 2: Thêm muối, ngũ vị hương, hành lá thái nhỏ, bột mì và một lượng nước thích hợp vào âu đựng khoai, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Thấy 3 loại "rễ" này ngoài chợ, mua ngay về nấu ăn vừa ngon lại tăng khả năng kháng virus, giúp cơ thể khỏe mạnh suốt mùa đông - Ảnh 3.

Bước 3: Quét lớp dầu ăn mỏng vào lòng khuôn hấp. Sau đó đổ hỗn hợp bột bánh khoai lang vào. Đợi nước sôi thì đặt lên xửng, hấp trong khoảng 30 phút. Sau đó lấy ra, để nguội, cắt thành từng miếng và thưởng thức. Nếu thích bạn có thể phết một lớp dầu mỏng vào chảo, rồi chiên từng miếng bánh khoai đã hấp, ăn sẽ ngon hơn, đặc biệt thích hợp để giữ ấm vào mùa đông.

Thấy 3 loại "rễ" này ngoài chợ, mua ngay về nấu ăn vừa ngon lại tăng khả năng kháng virus, giúp cơ thể khỏe mạnh suốt mùa đông - Ảnh 4.

3. Khoai tây: Thịt gà hầm khoai tây

Khoai tây rất giàu vitamin A, có thể tăng cường khả năng chống cảm lạnh của cơ thể. Ngoài ra, khoai tây rất giàu vitamin C, có thể cải thiện khả năng thích ứng với cảm lạnh của cơ thể. Hơn nữa, khoai tây còn có tác dụng bổ khí và tuần hoàn máu giống củ mài nên ăn chúng thường xuyên vào mùa đông đặc biệt có tác dụng chống cảm lạnh. Khoai tây giàu vitamin B6 rất quan trọng trong việc phản ứng sinh hóa trong hệ miễn dịch. Nó cũng giàu vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ sẽ tăng cường thêm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Nguyên liệu làm món thịt gà hầm khoai tây

3 cái đùi gà, 2 củ khoai tây, nửa củ cà rốt, 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả ớt ngọt đỏ, một ít gừng, tỏi, 1/4 củ hành tây, lượng gia vị thích hợp, 1 thìa canh rượu nấu ăn, bột tiêu, nước tương, dầu hào.

Cách làm món thịt gà hầm khoai tây

Bước 1: Sơ chế sạch đùi gà rồi chặt thành miếng nhỏ, sau đó thêm gia vị, rượu nấu ăn, bột tiêu vào trộn đều rồi ướp trong 15 phút. Gọt vỏ khoai tây và cắt thành khối nhỏ, sau đó rửa sạch để loại bỏ tinh bột thừa. Gọt vỏ và cắt cà rốt thành khối nhỏ. Cắt hành tây thành từng miếng nhỏ và băm gừng, tỏi.

Thấy 3 loại "rễ" này ngoài chợ, mua ngay về nấu ăn vừa ngon lại tăng khả năng kháng virus, giúp cơ thể khỏe mạnh suốt mùa đông - Ảnh 5.

Bước 2: Cho chút dầu ăn vào nồi rồi xào hành, gừng, tỏi đến khi dậy mùi thơm. Trút thịt gà vào xào cho đến khi săn lại. Tiếp đó cho khoai tây và cà rốt cắt khối vào xào đều. Đồng thời, thêm chút nấu rượu nấu ăn, nước tương, dầu hào, bột tiêu và lượng nước thích hợp vào. Đậy nắp nồi, đun sôi ở lửa lớn, sau đó hạ lửa vừa và nhỏ, đun trong 20 phút.

Cuối cùng cho ớt ngọt xanh và đỏ vào. Bạn có thể nêm thêm chút muối, đường và nước cốt gà tùy khẩu vị. Đảo đều rồi lấy ra khỏi nồi là có món ăn thơm lừng.

Thấy 3 loại "rễ" này ngoài chợ, mua ngay về nấu ăn vừa ngon lại tăng khả năng kháng virus, giúp cơ thể khỏe mạnh suốt mùa đông - Ảnh 6.