Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Hirosaki, Nhật Bản - đàn ông bước ngắn có khả năng bị rối loạn cương dương cao hơn 40% vì "cơ sàn chậu yếu".
Cụ thể, họ đã đo chiều dài sải chân của 324 anh đàn ông, cũng như khoảng cách mà họ nhấc chân lên khỏi mặt đất khi đi bộ. Kết quả cho thấy, đàn ông bước ngắn có nhiều khả năng bị bất lực hơn so với đàn ông có sải chân dài.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Hirosaki tin rằng, sức mạnh của các nhóm cơ sàn chậu (pelvis muscle) đóng vai trò quan trọng trong khả năng duy trì sự cương cứng.
Cụ thể: Đàn ông bước ngắn (trung bình 153cm mỗi 2 bước) có nhiều khả năng bị rối loạn cương dương nhiều hơn 40% so với những anh bước dài (trung bình 166cm mỗi 2 bước)
Cụ thể: Đàn ông bước ngắn (trung bình 153cm mỗi 2 bước) có nhiều khả năng bị rối loạn cương dương nhiều hơn 40% so với những anh bước dài (trung bình 166cm mỗi 2 bước).
Tiến sĩ Shingo Hatakeyama, tác giả của nghiên cứu, cho hay: "Sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt của vùng chậu là yếu tố chính để kiểm soát rối loạn cương dương".
"Chúng tôi tin rằng, cả rối loạn cương dương lẫn việc bước ngắn đều do cơ sàn chậu yếu".
Kết quả của nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Y học tình dục (Journal of Sexual Medicine).
Việc bước ngắn hay dài còn cho thấy tính linh hoạt, sự cân bằng từ cơ bắp của các chi dưới và đã được sử dụng để đánh giá khả năng vận động của con người.
Cụ thể: Đàn ông bước ngắn (trung bình 153cm mỗi 2 bước) có nhiều khả năng bị rối loạn cương dương nhiều hơn 40% so với những anh bước dài (trung bình 166cm mỗi 2 bước).
Dù nghiên cứu này chỉ phản ánh kết quả của một nhóm nhỏ - đàn ông bước ngắn, yếu ớt cần phải nghiêm túc xem xét và đề ra kế hoạch tập luyện nhóm cơ sàn chậu. Nó không chỉ giúp đàn ông có được vóc dáng và phong thái tự tin hơn, mà còn cải thiện đời sống tình dục.
Theo Journal of Sexual Medicine