Thấy có biểu hiện này mỗi khi ăn, cảnh giác với dấu hiệu sớm của bệnh ung thư dạ dày

TT,
Chia sẻ

Ung thư dạ dày từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối chia làm 5 mức độ, tùy thuộc vào kích thước khối u và khả năng di căn của tế bào ung thư.

Ung thư dạ dày là một trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất, nằm trong top những bệnh ung thư nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo số liệu toàn cầu năm 2020, Ung thư dạ dày đứng thứ 5 trong số các bệnh ung thư thường gặp với hơn 1 triệu người mắc mới, đứng thứ 4 về tỷ lệ tử vong do bệnh ác tính với 770.000 ca.

Tại Việt Nam, Ung thư dạ dày đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc mới sau ung thư gan, phổi vú với gần 18.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong của bệnh ung thư này cũng đứng thứ 3 trong top các bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất.

Từ ung thư dạ dày giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối chia làm 5 mức độ, tùy thuộc vào kích thước khối u và khả năng di căn của tế bào ung thư.
Thấy có biểu hiện này mỗi khi ăn, cảnh giác với dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày - Ảnh 1.

Nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư dạ dày, điều đầu tiên thắc mắc và muốn có câu trả lời đó là "ung thư dạ dày có chữa được không?". Thực tế, tùy thuộc vào kích thước khối u và mức độ di căn của tế bào ung thư, tỷ lệ chữa khỏi sẽ khác nhau. Thông thường, ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người ta thường phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối, diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân cũng rất thấp.

Guts UK, một tổ chức từ thiện hàng đầu tại Anh, đã cảnh báo rằng nhiều người được chẩn đoán muộn với bệnh ung thư dạ dày. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có xu hướng tiên lượng xấu hơn khi phát hiện bệnh. Trong khi đó, phát hiện các triệu chứng càng sớm càng tốt có thể hữu ích trong việc điều trị ung thư dạ dày. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (Cancer Research UK) chỉ ra một biểu hiện khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư dạ dày. Đó là cảm thấy nhanh no dù ăn ít.

Theo Cancer Research UK cho biết, khi bạn đang ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối, có khi nào bạn cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn? Nếu thường xuyên gặp tình trạng như vậy thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Cùng với các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, khó tiêu không biến mất và khó nuốt thì khả năng bị bệnh càng cao hơn.

Thấy có biểu hiện này mỗi khi ăn, cảnh giác với dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày - Ảnh 2.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư dạ dày:

- Khó nuốt (chứng khó nuốt)

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Đau bụng

- Chứng khó tiêu không biến mất

- Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn

- Chán ăn

- Cảm thấy ốm

- Phân sẫm màu

- Mệt mỏi do lượng hồng cầu thấp (thiếu máu)

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết: Các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể giống với triệu chứng bệnh khác, chẳng hạn như loét dạ dày. Vì vậy, để khám phá nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng, hãy đặt lịch hẹn khám bác sĩ.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư dạ dày nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm: Tuổi tác (trên 50 tuổi), là nam giới và bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) lâu dài.

Một số tình trạng dạ dày cũng có thể làm tăng khả năng ung thư dạ dày, chẳng hạn như: Trào ngược axit nghiêm trọng; Viêm dạ dày; Thiếu máu ác tính.

Thấy có biểu hiện này mỗi khi ăn, cảnh giác với dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày - Ảnh 4.

Để tránh nguy cơ ung thư dạ dày, bạn nên làm những việc sau:

- Cố gắng bỏ hút thuốc.

- Cố gắng giảm cân nếu đang thừa cân.

- Mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang nếu bạn làm công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.

- Cắt giảm lượng muối ăn.

- Cố gắng cắt giảm rượu và tránh uống nhiều hơn 14 ly mỗi tuần.

- Cố gắng ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, luôn cần sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình điều trị.

Tỷ lệ sống còn sau 5 năm của các giai đoạn ung thư dạ dày

Dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER, do Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) duy trì, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống còn sau 5 năm của các loại ung thư khác nhau.

Cơ sở dữ liệu SEER theo dõi tỷ lệ sống còn tương đối trong 5 năm đối với bệnh ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ, dựa trên mức độ di căn của bệnh ung thư (các bệnh ung thư được nhóm thành các giai đoạn khu trú, khu vực và xa). Cụ thể:

- Khu trú: Không có dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra bên ngoài dạ dày. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 70%.

- Khu vực: Ung thư đã lan ra ngoài dạ dày đến các cấu trúc lân cận hoặc các hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 32%.

- Xa: Ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, chẳng hạn như gan. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 6%.

Chia sẻ