Với nhiều chị em, những ngày có "đèn đỏ" thật là đáng ghét bởi nó vừa rắc rối, vừa khiến chị em mệt mỏi và bất tiện trong nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không biết rằng, những ngày "đèn đỏ" cũng có rất nhiều tác động tích cực cho sức khỏe. Chỉ cần thay đổi cách nhìn về "vấn đề không thể thiếu" này bạn sẽ thấy những ngày "đèn đỏ" không hề đáng ghét và gây khó chịu một chút nào.

Dưới đây là những mặt tích cực của những ngày "đèn đỏ" mà chị em nào cũng nên biết

1. Dấu hiệu cho thấy: bạn không có thai

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn không có thai bởi nếu bạn thụ thai, chu kì kinh nguyệt sẽ tạm dừng cho tới khi bạn sinh con, cho con bú và cơ thể ổn định nội tiết trở lại. 

Nếu không thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn nên dùng các biện pháp kiểm tra (que thử thai nhanh, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu...) để biết mình có mang thai hay không. 

Thay đổi cách nhìn để thấy tác dụng tích cực của ngày "đèn đỏ" 1
Với nhiều chị em, những ngày có "đèn đỏ" thật là đáng ghét bởi nó vừa rắc rối. Ảnh minh họa

2. Dấu hiệu cho thấy: bạn khỏe mạnh

Kinh nguyệt của bạn sẽ biến mất nếu bạn quá căng thẳng, quá gầy hoặc thừa cân hay đang mắc bệnh nào đó liên quan đến nội tiết. Vì vậy, nếu bạn vẫn có "đèn đỏ" đều đặn mỗi tháng mà không bị chậm thì bạn nên tự hào về bản thân vì điều đó có nghĩa là bạn đang khỏe mạnh.

3. Dấu hiệu cho thấy: bạn có nhiều cơ hội tăng tuổi thọ

Bạn đã biết rằng phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, nhưng bạn có biết lý do tại sao không? Một trong những lý do lý giải cho điều này là trong thời gian có "đèn đỏ", bạn phải bổ sung một lượng sắt để bù vào lượng máu bị mất đi, điều này cũng giúp thanh lọc máu trong cơ thể rất tốt. Và nó cũng có nghĩa là kinh nguyệt của bạn thực sự giúp bạn tăng tuổi thọ của mình.

Thay đổi cách nhìn để thấy tác dụng tích cực của ngày "đèn đỏ" 2
Chỉ cần thay đổi cách nhìn về "vấn đề không thể thiếu" này bạn sẽ thấy những ngày "đèn đỏ" không hề đáng ghét và gây khó chịu một chút nào. Ảnh minh họa

4. Cơ chế giúp loại bỏ vi khuẩn

Nhiều người cho rằng kinh nguyệt là chất thải ra từ cơ thể nên nó bẩn nhưng thực tế đây lại chính là cơ chế làm sạch tự nhiên trong cơ thể, loại bỏ vi khuẩn khỏi âm đạo. Kinh nguyệt làm mất chất sắt trong cơ thể. Chất sắt nuôi các gốc tự do nên làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bị bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch... 

5. Cơ chế thúc đẩy quá trình tái tạo máu

Kinh nguyệt có ảnh hưởng tới quá trình bài tiết và tạo máu, lượng máu mới sẽ được tạo ra để bù đắp lượng máu mất đi trong những ngày này. Điều này  làm cho hệ thống tuần hoàn và hệ thống máu trở nên linh hoạt, qúa trình tái tạo máu được thực hiện đều đặn hàng tháng, nhờ đó cũng giúp bạn khỏe mạnh hơn.

(Nguồn: WomenHealth)