Thay đổi đũa ăn, giảm nguy cơ ung thư dạ dày: Gợi ý 2 loại đũa nên dùng trong gia đình
Không biết gia đình bạn đã sử dụng đũa được bao lâu rồi? Bạn có biết, đũa cũng có thời hạn sử dụng, đặc biệt là đũa làm bằng gỗ và tre rất dễ bị mốc, nhiễm vi khuẩn?
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori cao là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Ít ai biết, Helicobacter pylori đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận từ năm 1994 là "vi khuẩn gây ung thư nhóm I".
Khi nhiễm Helicobacter pylori, bệnh nhân sẽ dần xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến teo niêm mạc dạ dày và các hiện tượng khác, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Thay đổi đũa ăn thường xuyên giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Helicobacter pylori có khả năng lây nhiễm rất cao và đũa ăn hàng ngày được đánh giá là một trong những kênh lây truyền chính. Thêm vào đó, thói quen ăn uống của người dân hiện nay thường là gắp thức ăn từ bát đĩa chung, do đó vi khuẩn dễ dàng lây lan qua con đường này.
Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng Thượng Hải (Trung Quốc) từng thực hiện một cuộc thử nghiệm, trong đó thu thập 200 đôi đũa của các gia đình thông thường và tiến hành phân tích. Kết quả cho thấy, số lượng nấm trên đũa sử dụng hơn 6 tháng nhiều hơn 30% so với đũa mới và đũa sử dụng 3 tháng.
Ngoài các vi sinh vật có hại, trong số các vi khuẩn được phát hiện có cả nấm độc, tụ cầu vàng, Salmonella và E.coli, một số đôi đũa thậm chí còn chứa virus nguy hiểm.
Chẳng hạn, nấm độc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gan. Việc tiêu thụ một lượng nhỏ nấm độc trong thời gian dài có thể gây sưng, hoại tử, vỡ tế bào gan và dẫn đến nhiều bệnh lý về gan khác, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Gia đình bạn đã sử dụng đũa được bao lâu rồi? Bạn có biết, đũa cũng có thời hạn sử dụng, đặc biệt là đũa làm bằng gỗ và tre rất dễ bị mốc, nhiễm vi khuẩn? Thực tế cho thấy, trừ khi đũa bị gãy, nếu không, mọi người thường không thay đũa theo định kỳ.
Nhiều người cho rằng, việc hấp hoặc luộc đũa có thể tiêu diệt vi khuẩn bám trên đó. Nhưng thực tế, nấm độc có khả năng chịu nhiệt. Việc này không thể tiêu diệt hoàn toàn nấm độc.
Do đó, những đôi đũa "quá hạn" hoặc đã có dấu hiệu đen, nứt, có vết rãnh, mốc thì không nên tiếp tục sử dụng. Thông thường, đũa chỉ nên sử dụng tối đa 3 - 6 tháng, quá thời gian đó thì nên thay mới.
2 loại đũa nên dùng trong gia đình để giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Từ những lo ngại trên, các chuyên gia khuyến nghị rằng, trong sinh hoạt hàng ngày, nên sử dụng 2 loại đũa sau để đảm bảo an toàn hơn:
1. Đũa inox
Đũa inox có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, rất khó bị nứt hoặc mọc nấm. So với đũa làm từ tre hay gỗ, loại này đảm bảo vệ sinh và sức khỏe hơn.
2. Đũa công cộng
Khi ăn uống tập thể, bạn nên sử dụng đũa công cộng. Tức là dùng đũa chung gắp đồ ăn, sau khi thức ăn về bát thì bạn lấy đũa riêng để ăn. Ngay cả khi ăn ở nhà, bạn cũng nên hình thành thói quen dùng đũa công cộng để ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), đã thực hiện một thí nghiệm so sánh giữa việc sử dụng đũa công cộng và không sử dụng đũa công cộng. Kết quả cho thấy, số lượng vi khuẩn trong nhóm không sử dụng đũa công cộng cao hơn nhiều so với nhóm sử dụng đũa công cộng.
Ngoài đũa, trong ăn uống hàng ngày còn rất nhiều con đường lây lan bệnh, như việc cha mẹ mớm cơm cho con ăn, không phân chia thức ăn cho người trước, người sau, dẫn đến tình trạng ô nhiễm thực phẩm. Đây đều là những cách lây nhiễm phổ biến mà mọi người cần chú ý để tránh. Đừng xem nhẹ những thay đổi này, chúng là những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
(Nguồn: Sohu)