Cha mẹ luôn nỗ lực rèn luyện để khi lớn lên con cái sẽ có nhiều triển vọng hơn. Nhưng mỗi người cũng là lần đầu làm cha mẹ, cộng thêm ảnh hưởng của gia đình nguyên thủy, nhiều phương pháp giáo dục có thể sai lầm, sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với tương lai đứa trẻ.

Một giáo viên trẻ ở Trung Quốc mới đây chia sẻ: Sau khi bước vào nghề dạy học, anh không sợ học sinh điểm kém, học sinh nghịch ngợm mà chỉ sợ "những đứa trẻ rỗng tuếch".

Thầy giáo chia sẻ gây

Sau khi bước vào nghề dạy học, anh không sợ học sinh điểm kém, học sinh nghịch ngợm mà chỉ sợ "những đứa trẻ rỗng tuếch".

Một đứa trẻ rỗng tuếch là gì?

Một trong những đặc điểm của những "đứa trẻ rỗng tuếch" là chúng rất ngoan ngoãn, kỷ luật và chăm chú lắng nghe, hoàn hảo đến mức giáo viên không thể chê trách. Nhưng bên trong lại vô cùng thiếu thốn và trống rỗng, giống như một con robot không có trái tim.

Chúng không có chí tiến thủ, không cố gắng, nói gì cũng không nạp vào đầu, lãnh cảm, dửng dưng, không cười cũng không tức giận và không có hứng thú với bất cứ điều gì. Trẻ đối xử với mọi việc cực kỳ bình tĩnh đến mức vô cảm, cảm xúc hiếm khi dao động hay thay đổi, như thể trái tim đã bị bao bọc bởi một tấm màng, ngăn cản hạnh phúc và nỗi đau.

Giáo viên tin rằng "những đứa trẻ rỗng tuếch" dùng "sự không thay đổi" để trừng phạt cha mẹ, giáo viên và đồng thời theo đuổi niềm vui nội tâm.

Qua quan sát và phân tích, thầy giáo phát hiện ra rằng hầu hết cha mẹ của những đứa trẻ rỗng tuếch đều có ham muốn kiểm soát con mình mãnh liệt.

Dù vậy, bên dưới video, một số cư dân mạng cũng có ý kiến không đồng tình với quan điểm của giáo viên. Họ cho rằng những "đứa trẻ rỗng tuếch" không cố tình bất hợp tác để trừng phạt giáo viên hay cha mẹ mà chính những đứa trẻ đang bất lực nhưng không biết cách thay đổi.

Vì vậy, khi đối mặt với giao tiếp, các em chỉ có thể che đậy sự lo lắng, sợ hãi của mình bằng sự bình tĩnh đến mức lãnh cảm. Những đứa trẻ như vậy không hề nổi loạn mà rơi vào tình trạng bất lực về học tập, nguyên nhân sâu xa là do phương pháp giáo dục của cha mẹ.

Liên quan đến sự bất lực nói trên, có một thí nghiệm nổi tiếng. Nhà tâm lý học Seligman nhốt con chó vào một cái lồng và chia chuồng thành hai phần có điện giật và không có điện giật, đồng thời đặt con chó vào giữa.

Khi bật công tắc lên, con chó bị điện giật và theo bản năng bỏ chạy sang một bên mà không bị điện giật nhưng không thành vì cổ bị trói. Sau nhiều lần cố gắng, người thí nghiệm đã cởi dây và bật công tắc lại. Lần này, con chó bị sốc không có ý định nhảy sang phía bên kia mà đứng đó một cách tuyệt vọng "tận hưởng" cú sốc điện.

Đối với trẻ em, sự bất lực này xảy ra chủ yếu là do chúng đã trải qua quá nhiều lời chỉ trích. Trong tâm hồn trẻ thơ, chúng thiếu bản sắc riêng và thường cho rằng mình không quan trọng, tầm thường. Vì lâu ngày sống trong môi trường gia đình tiêu cực, chịu nhiều chỉ trích, nên trẻ trở nên rất tự ti, tự kiềm chế. Lòng tự trọng, sự tự tin liên tục bị đè nén, trẻ không thể tìm thấy giá trị và ý nghĩa tồn tại của bản thân.

Xu Kaiwen, Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh, từng chỉ ra trong một bài giảng: "Nguyên nhân sâu xa dẫn đến "bệnh rỗng tuếch" ở trẻ là do sự lo lắng của cha mẹ".

Khi cha mẹ không có trái tim đủ mạnh mẽ để đối mặt với những thách thức và thay đổi của xã hội, họ sẽ có cảm giác khủng hoảng trầm trọng. Cảm giác khủng hoảng này được thể hiện qua phương pháp giáo dục là không ngừng sắp xếp, gia tăng gánh nặng, dùng roi vọt để thúc đẩy con tiến về phía trước. Trên thực tế, thể chất và tinh thần của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn và trình tự. Khi buộc phải "chín ép", trẻ sẽ cảm thấy bất lực và bối rối.

Nhà tâm lý học Winnicott từng đề xuất khái niệm "cái tôi thật sự" và "cái tôi giả tạo". Cái gọi là "cái tôi đích thực" là cái tôi được xây dựng dựa trên cảm xúc của chính mình; và "cái tôi giả tạo" là cái tôi được xây dựng dựa trên cảm xúc của người khác.

Nếu một đứa trẻ ở đâu cũng làm hài lòng cha mẹ và điều khiển hành vi của mình theo ý muốn của cha mẹ thì trong lòng nó chỉ có một "cái tôi giả tạo". Chúng không tìm được tình cảm và ý chí của chính mình, suốt đời bị mắc kẹt trong mong muốn của cha mẹ. Kiểu bối rối và phục vụ này khiến trẻ mất kiểm soát bản thân, làm mờ đi nhận thức về bản thân, tạo ra những cá nhân "rỗng tuếch".

Cha mẹ có thể làm gì để con không rơi vào tình trạng này?

Đừng trách con khi gặp vấn đề: "Tất cả là tại con ngu ngốc" và "tất cả là lỗi của con vì không vâng lời". Nhiều khi đó không phải là vấn đề của con. Cha mẹ phải học cách giúp con tìm ra nguyên nhân. Nếu con làm bài thi không tốt thì xem con yếu ở đâu và tại sao. Đừng dùng từ "ngu ngốc" để phủ nhận hay xúc phạm những nỗ lực của trẻ.

Cho trẻ một số lựa chọn: Có người từng nghiên cứu tù nhân trong tù. Họ ăn gì, ngủ mấy giờ, ngủ bao lâu đều do người khác sắp xếp. Trong trường hợp này, tù nhân có nhiều khả năng mất hy vọng sống, nhưng nếu họ có thể được trao một lượng nhỏ quyền lực để kiểm soát một thứ gì đó thì niềm hạnh phúc, sự hài lòng và cảm giác thành tựu của họ sẽ tăng lên rất nhiều.

Đối với con cái cũng vậy. Cha mẹ nên trao cho con một chút quyền lực. Không nên sắp xếp mọi việc hay bắt con 100% làm theo ý muốn của cha mẹ. Hãy để chúng thể hiện sự nhiệt tình bên trong và giảm bớt sự kiểm soát đối với con cái.