Câu chuyện về một giáo viên đã nghỉ hưu nhiều năm tại Hàng Châu (Trung Quốc), dù mỗi tháng nhận được khoản lương hậu hĩnh là 5.600 nhân dân tệ (khoảng 19, 2 triệu đồng) nhưng vẫn kiên trì đi nhặt rác suốt 16 năm.

Thầy giáo già có lương hưu gần 20 triệu đồng/tháng vẫn kiên trì nhặt rác kiếm tiền suốt 16 năm: Khi qua đời sự thật chấn động mới được hé lộ- Ảnh 1.

Ông Wei Sihao


Người nhặt rác tri thức, yêu đọc sách

Năm 2014, bức ảnh một ông lão già rửa tay cẩn thận trước khi vào đọc sách tại thư viện Hàng Châu trở thành chủ đề nóng ngay khi vừa được đưa tin.

Thầy giáo già có lương hưu gần 20 triệu đồng/tháng vẫn kiên trì nhặt rác kiếm tiền suốt 16 năm: Khi qua đời sự thật chấn động mới được hé lộ- Ảnh 2.


Được biết thư viện Hàng Châu là thư viện mở cửa cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, chỉ cần yêu đọc sách thì đều có thể vào. Và ông già trong bức ảnh rửa tay nổi tiếng chính là một trong rất nhiều người nhặt rác vào thư viện đọc sách. Vì sợ tay mình sẽ làm bẩn thư viện và các cuốn sách ở đây, nên trước khi vào ông sẽ để hành lý ở cửa và đi rửa tay thật sạch.

Sau khi rửa tay, ông đi tìm cuốn sách yêu thích rồi lặng lẽ ngồi 1 góc đọc, tận hưởng khoảng thời gian thư thái hiếm có này. Hầu hết mọi người cảm thấy rất bình thường khi có người vô gia cư, người nhặt rác vào thư viện. Bởi học tập là không giới hạn và ai cũng có cơ hội như nhau.

Tuy nhiên, vẫn có người tỏ ra kì thị và phản ánh tới giảm đốc thư viện những lời rất khó nghe như: "Cho những người như vậy vào đọc sách không biết thư viện có cân nhắc đến cảm xúc của những người khác không".

Thầy giáo già có lương hưu gần 20 triệu đồng/tháng vẫn kiên trì nhặt rác kiếm tiền suốt 16 năm: Khi qua đời sự thật chấn động mới được hé lộ- Ảnh 3.

Ông lão nhặt rác cẩn thận đọc từng chữ trong bài báo yêu thích

Trước những phàn nàn như vậy, thay vì xua đuổi những người nhặt rác, giám đốc thư viện đã đưa ra câu trả lời ngay thẳng: "Tôi không có quyền cấm cản những người yêu thích học tập, và bạn có thể rời khỏi đây nếu khó chịu".

Và người nhặt rác trong câu chuyện này chính là ông Wei Sihao - một giáo viên đã nghỉ hưu.

Ông Wei Sihao (SN 1938) sinh trong một gia đình nghèo tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ngay từ nhỏ, ông có đam mê học tập và khám phá tri thức sâu sắc. Lúc đó, Wei Sihao thà chịu đói chứ không chịu bỏ học. Và thời gian đã chứng minh lựa chọn của ông là đúng đắn. Sau bao nỗ lực, Wei Sihao đã thi đỗ khoa Tiếng Trung của Đại học Hàng Châu (nay là Đại học Chiết Giang) với thành tích xuất sắc.

Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên và giảng dạy qua nhiều trường khác nhau. Với những thành tích chuyên môn xuất sắc nên những năm 1980 Wei Sihao đã được mời biên soạn cuốn "Từ điển tiếng Trung".

Đến năm 1999, Wei Sihao chính thức nghỉ hưu và được nhận khoản lương hưu trí hàng tháng lên tới 5.600 NDT (gần 20 triệu đồng). Ông có thể dựa vào khoản lương hưu này để sống thoải mái, tự do tự tại.

Quyết định đặc biệt và sự thật bất ngờ sau nhiều năm giấu kín

Nhưng ông Wei Sihao đưa ra quyết định táo bạo: chọn đi nhặt rác.

Cơ duyên để ông đưa ra quyết định này hết sức tình cờ, đó là khoảng thời gian mới nghỉ hưu không lâu, Wei Sihao đọc được một bài báo về nhiều trẻ em vùng núi nghèo khó, không thể tiếp tục đi học.

Wei Sihao cảm thấy rất đau lòng bởi hơn ai khác bản thân ông hiểu sự nghèo đói mang đến cho những đứa trẻ khao khát tri thức để thay đổi số phận như thế nào.

Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, ông đã đưa ra quyết định táo bạo mà ít người nghĩ đến là quyên góp toàn bộ lương của mình để các trẻ vùng núi nghèo khó được đến trường học hành. Và ngoài việc quyên góp lương hưu, ông cũng bắt đầu nhặt rác, thu gom giấy vụn, sách vở để bán cho các điểm tái chế. 

Nếu là người bình thường có khi chỉ kiên trì được vài tháng sẽ bỏ cuộc. Bởi cuộc sống như thế này quá vất vả lại phải chịu đựng những ánh mắt dè bỉu từ người khác. Nhưng Wei Sihao vẫn kiên trì và âm thầm làm việc này suốt 16 năm. Trong những năm này, thú vui duy nhất của ông là đọc sách tại Thư viện Hàng Châu.

Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế đến ngày 18 tháng 11 năm 2015, hôm ấy thời tiết rất xấu, mây mù che trời, mưa dầm không ngớt. Như mọi hôm, Wei Sihao mặc bộ quần áo cũ, một tay cầm ô, một tay xách hai túi nilon lục thùng rác để tìm kiếm đồ có thể bán lấy tiền.

Đến khoảng 10 giờ tối cùng ngày, Wei Sihao băng qua đường để về nhà nhưng không may tai nạn ập đến. Ông bị chiếc taxi vượt ẩu tông vào người. May mắn thay lúc đó có người tốt bụng nhìn thấy, gọi xe cứu thương đưa ông tới bệnh viện. Tuy nhiên, dù đã được các bác sĩ hết sức cứu chữa, nhưng Wei Sihao vẫn không qua khỏi. 20 ngày sau tai nạn ông qua đời vì suy đa tạng.

Sau khi Wei Sihao qua đời, 3 người con gái của ông rất đau buồn. Ban đầu họ đã ra sức khuyên ngăn, không cho cha đi nhặt rác nhưng Wei Sihao không nghe, giờ xảy ra chuyện hối hận đã muộn. Họ thấy giận cha bướng bỉnh, không nghe lời khuyên của con cái.

Tuy nhiên, khi sắp xếp lại đồ đạc của cha, họ đã phát hiện ra rằng bản thân đã hiểu lầm ông suốt nhiều năm qua. Nguyên nhân mà ông đi nhặt rác là để quên góp tiền cho trẻ em nghèo được học hành tử tế và có sách vở đến trường.

Nhìn những lời cảm tạ cùng băng khen mà ông nhận được những năm qua chính là minh chứng tốt nhất cho tấm lòng thiện lương của mình.


Thầy giáo già có lương hưu gần 20 triệu đồng/tháng vẫn kiên trì nhặt rác kiếm tiền suốt 16 năm: Khi qua đời sự thật chấn động mới được hé lộ- Ảnh 4.


Thầy giáo già có lương hưu gần 20 triệu đồng/tháng vẫn kiên trì nhặt rác kiếm tiền suốt 16 năm: Khi qua đời sự thật chấn động mới được hé lộ- Ảnh 5.

Giấy tờ chứng nhận người quyên góp từ thiện và những bức thư cảm ơn của ông Wei Sihao


Bên cạnh đó, trong số đồ đạc của Wei Sihao ngoài thư cảm ơn và giấy chứng nhận còn có một tờ giấy đăng ký hiến xác tình nguyện được viết tay rất chỉn chu.

Thầy giáo già có lương hưu gần 20 triệu đồng/tháng vẫn kiên trì nhặt rác kiếm tiền suốt 16 năm: Khi qua đời sự thật chấn động mới được hé lộ- Ảnh 6.

Bức tượng Wei Sihao đặt tại thư viện Hàng Châu

Wei Sihao chính là đại điện cho sự lương thiện, sống cống hiến hết mình cho xã hội. Dù ông đã đi xa nhưng tấm lòng cùng những cống hiến cho xã hội của ông sẽ được lưu truyền mãi mãi. Thư viện Hàng Châu còn tạc một bức tượng tưởng niệm ông và trưng bày để mọi độc giả có thể biết tới tấm gương này.