Nhung thật sự cảm thấy rất khổ tâm khi về làm dâu nhà bà Loan. Trong nhà bà có ba cậu con trai, chồng Nhung là con trai út, bản thân anh cũng chỉ là một nhân viên làng nhàng, không tiền, không quyền không chức, nên so với chính các anh trai trong nhà anh vẫn thường bị bố mẹ xem nhẹ hơn.
Kể từ sau khi cưới Nhung về, Nhung cùng chồng phải sống chung với bố mẹ, bởi hai người anh kia đều thành đạt và thoát ly vùng quê nghèo, tậu nhà cửa, tậu xe cộ trên thành phố cả. Thật ra Nhung yêu chồng và không có yêu cầu gì cao đối với anh, cô cũng chỉ cần một mái nhà bình yên, có hai vợ chồng son bao bọc lấy nhau là hạnh phúc. Nhưng sau khi chung sống với bố mẹ chồng một thời gian, Nhung cảm thấy suy nghĩ của mình là quá ngây thơ.
Bà Loan – mẹ chồng Nhung là một người hay đi buôn chuyện. Giống như bao bà mẹ khác đến tuổi được nghỉ dưỡng, bà Loan hầu như chẳng phải động chân tay làm bất cứ việc gì. Ngày này qua tháng nọ, bà hay tụ tập sang nhà hàng xóm để buôn trời buôn bể, đem cả chuyện trong nhà ra khoe khoang hoặc bêu rếu.
(Ảnh minh họa)
Đã không ít lần Nhung được nghe thuật lại về những câu chuyện bà Loan kể về cô và các cô con dâu khác với hàng xóm. Nếu những gì bà Loan nói là thật chắc Nhung cũng chẳng ấm ức, có điều, bà nói toàn điều sai, khiến cô cảm thấy tủi thân vô cùng. Và phẫn uất hơn nữa chính là bà Loan luôn luôn ca ngợi con dâu cả, nói xấu con dâu út đủ điều, dù rằng bà đang ở cùng vợ chồng con út.
Vì biết mình là dâu mới, có thể chưa được lòng mẹ chồng nên Nhung luôn cố gắng thay đổi sao cho hợp ý với bà nhất có thể. Nhưng những sự cố gắng của Nhung càng ngày càng vô vọng, khi bà Loan chẳng mảy may thay đổi thái độ với con dâu. Nghĩ lại, Nhung thấy mình không cần phải quá nhún nhường nữa.
Kể từ đó, cô bắt đầu chây lười hơn, học theo y như người chị dâu cả trong nhà. Vì chị dâu cả có chồng ăn nên làm ra, kinh tế rất khá, nên thái độ với mọi người cũng có phần kênh kiệu. Mỗi lần chị về quê đều tìm cớ trốn việc, đùn đẩy cho các em dâu bên dưới làm hết, phần mình chỉ ngồi hóng chuyện mà thôi. Nhung cảm thấy mẹ chồng đã thương chị dâu cả đến thế, cô sẽ học theo đến cùng.
(Ảnh minh họa)
Sau nhiều ngày thấy sự thay đổi lớn trong cách ứng xử của Nhung, bà Loan tỏ ý không hài lòng. Bà răn dạy cô nên thế này, nên thế nọ, chỉ đợi có thế Nhung mới thẳng thắn đáp lời:
"Thưa mẹ, trước khi mắng con mẹ có thể nghĩ lại một chút không ạ? Những điều mẹ dạy chính là con của nhiều ngày trước đó: gọi dạ bảo vâng, không dám chây lười dù chỉ một lần. Nhưng con nhận thấy ngay cả khi con như thế vẫn không khiến mẹ hài lòng, mẹ vẫn đi bêu xấu con với hàng xóm.
Nghe người ta bảo lại con mới biết, thì ra mẹ thương chị dâu cả, nên con nghĩ muốn được mẹ thương cũng nên giống như chị ấy. Kể từ bây giờ, chị dâu cả hành động nói năng thế nào thì con cũng học theo y như thế, cho mẹ được mát mày mát mặt."
Bà Loan lặng người, dù giận tím mặt nhưng cũng không thể nào nói câu nào hợp lý hơn. Bởi đúng trong thâm tâm bà, con dâu cả vẫn chiếm nhiều tình cảm hơn, đơn giản vì cô con dâu này nhà giàu, lại hay biếu xén bố mẹ, nên những gì cô nàng "tác oai tác quái" vẫn được bà nhắm mắt làm ngơ.
Nghĩ lại thì đúng thật bà Loan có nghiêm khắc với con dâu út, cũng không thể hiện tình cảm động viên hay khích lệ con, làm con không phục. Sau màn "chống đối ngầm" này, bà Loan tế nhị bắn tin cho con trai út của mình, nói bà sẽ thay đổi, Nhung cũng hãy cứ trở về là Nhung như trước kia