Chắc hẳn không ít người trong chúng ta từng nghe đến những khái niệm như thế hệ X, Y, Z hay Alpha. Nhưng liệu bạn có thực sự hiểu khái niệm này là gì? Thế hệ X chỉ những người sinh năm bao nhiêu hay thế hệ Z có đặc điểm như nào? Tại sao lại gọi họ như vậy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khái quát nhất về 4 thế hệ này.

Thế hệ X (1965 đến 1979)

Thế hệ X (hay là Gen X) bao gồm những người sinh từ năm 1965 đến 1979 (tức là đang trọ tuổi 42 - 56). Đây là những người lớn lên khi chiến tranh đã kết thúc. 

Gen X hiện đã bước vào tuổi trung niên nên có những thói quen của thế hệ cũ như thích đọc báo, nghe radio, xem TV. 

Tuy nhiên họ vẫn có những hiểu biết nhất định về công nghệ. Gen X được trải nghiệm bước đầu về máy tính cá nhân, cáp truyền hình và internet. Họ được đánh giá là nhóm có học thức và hướng tới công việc ổn định. Họ làm việc và tích lũy để tới lúc nghỉ hưu được an hưởng tuổi già.

Gen X được sinh ra trong thời công nghiệp hóa nên rất am hiểu kỹ thuật máy móc, sửa chữa cơ khí, các thiết bị điện gia dụng. Sau này với sự đổ bộ của công nghệ, gen C cũng dần tiếp thu và am hiểu máy tính, internet. 

Thế hệ X, Y, Z, Alpha: Bạn đã nghe ra rả suốt ngày nhưng liệu có biết mình thuộc lứa nào và tại sao lại thế? - Ảnh 2.

Thế hệ Y (1980 đến 1996)

Thế hệ Y (Millennials) bao gồm bất kỳ ai sinh từ năm 1980 đến 1996. Phần lớn nhóm thế hệ này đã gia nhập lực lượng lao động ở đỉnh cao của cuộc Đại suy thoái, và đã phải vật lộn với sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo thế hệ sau đó.

Dự báo đến năm 2025, thế hệ này sẽ chiếm tới 75% lực lượng lao động toàn cầu. Ở Việt Nam, ước tính trong 3 năm tới, thế hệ Y sẽ là thành phần lớn nhất, chiếm hơn 43% lực lượng lao động.

So với thế hệ X, thế hệ Y được sinh ra trong giai đoạn cả thế giới chuyển mình với những bước tiến của khoa học, viễn thông, của sự hợp tác đa phương diện. Sự nhạy bén, giỏi công nghệ và biết cách ứng dụng công nghệ là một lợi thế lớn của thế hệ Y. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghệ số, sự linh động và nhạy bén của họ sẽ càng được phát huy.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm yếu của thế hệ này là thường thiếu kiên nhẫn, vì muốn kết quả nhanh chóng nên hay chọn hướng tiếp cận "được ăn cả ngã về không". So với các thế hệ trước, họ cũng còn non nớt, bốc đồng hay đòi hỏi và sức chịu đựng khó khăn kém hơn.


Thế hệ X, Y, Z, Alpha: Bạn đã nghe ra rả suốt ngày nhưng liệu có biết mình thuộc lứa nào và tại sao lại thế? - Ảnh 4.

Thế hệ Z (1997 đến 2009)

Thế hệ Z (Gen Z) bao gồm những người sinh ra trong giai đoạn 1997 - 2009. Thế hệ Z được sinh ra trong thời đại Internet phát triển, được tiếp cận với công nghệ ngay từ bé. 

Họ được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, có tư duy về tiền tệ, kinh tế, được hy vọng là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai. 

Tại Việt Nam, Gen Z đang chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người.

Cách sống và làm việc của thế hệ Z gần như gắn liền với khái niệm “tự động hóa”. Với thế hệ này, không gian làm việc cũng quan trọng không kém công việc. 47% bạn trẻ thuộc thế hệ Z cho rằng môi trường làm việc vui vẻ và sự linh hoạt là hai yếu tố hàng đầu cho một công việc.

Thế hệ X, Y, Z, Alpha: Bạn đã nghe ra rả suốt ngày nhưng liệu có biết mình thuộc lứa nào và tại sao lại thế? - Ảnh 6.

Thế hệ Alpha (2010 đến 2024)

"Thế hệ Alpha" là khái niệm chỉ những đứa trẻ sinh từ năm 2010 - 2024. Đây chính là giai đoạn công nghệ bùng nổ khi iPad và Instagram ra đời (năm 2010), là thời kỳ mà các mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... hoạt động sôi nổi nhất. Nếu thế X, Y, Z từng được bố mẹ nhắc nhở phải "ngồi xa TV ra", "xem điện thoại ít thôi",... thì thế hệ Alpha lại sinh ra trong thời kỳ gắn liền với công nghệ. 

Thế hệ X,Y,Z mất vài năm để làm quen với công nghệ. Còn khi thế hệ Alpha ra đời, công nghệ đã có sẵn. Mạng xã hội hay smartphone đã là những điều quá quen thuộc.

Công nghệ sẽ phát triển mạnh và nhanh hơn bao giờ hết trong cuộc sống thế hệ trẻ tuổi này. Ngoài cái tên "thế hệ Alpha", những đứa trẻ sinh ra từ năm 2010 - 2014 còn được gọi là thế hệ "screenagers". Bởi tần suất và phạm vi tiếp xúc với màn hình và các thiết bị công nghệ của thế hệ này vượt trội hơn thế hệ X, Y, Z rất nhiều.

Xem thêm về thế hệ này TẠI ĐÂY.

Thế hệ X, Y, Z, Alpha: Bạn đã nghe ra rả suốt ngày nhưng liệu có biết mình thuộc lứa nào và tại sao lại thế? - Ảnh 8.

Thế hệ X, Y, Z, Alpha: Bạn đã nghe ra rả suốt ngày nhưng liệu có biết mình thuộc lứa nào và tại sao lại thế? - Ảnh 9.