Kiều Trường Lâm (34 tuổi, Hà Nội) là tác giả của nghiên cứu "Chữ Việt Nam song song 4.0". Anh hiện đang làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ tại Hà Nội. Dù học Kinh tế nhưng anh có đam mê về ngôn ngữ và nghiên cứu từ khi học Tiểu học.
Anh Kiều Trường Lâm bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu từ năm lớp 2 – lớp 10. Năm 2012, anh phát hiện đề tài "Chữ Việt nhanh" – một kiểu chữ Việt ngắn gọn của tác giả Trần Tư Bình (hiện đang sinh sống và làm việc ở Úc).
Kiều Trường Lâm sau đó thử kết hợp nghiên cứu của mình và tác giả Trần Tư Bình thì cho ra kiểu chữ viết mới theo anh là đẹp và ưu việt hơn. Kiểu chữ này được đặt tên "Chữ Việt Nam song song 4.0" – "Một chữ viết song song không ảnh hưởng đến chữ Quốc ngữ". 4.0 tượng trưng cho mong muốn chữ viết cải tiến sẽ được ứng dụng nhiều trong thời đại mới.
Trải qua 27 năm nghiên cứu, "Chữ Việt Nam song song 4.0" (CVNSS 4.0) của Kiều Trường Lâm chính thức được sáng tạo thành công vào tháng 10/2019 khi phối hợp với "Chữ Việt nhanh" của tác giả Trần Tư Bình.
Cách viết sáng tạo của "Chữ Việt Nam song song 4.0"
CVNSS 4.0 chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ. CVNSS 4.0 có 3 thành phần cấu tạo bao gồm: Các chữ và vần Chữ Quốc Ngữ (CQN); các chữ và vần Chữ Việt Nhanh (CVN) và Ký hiệu dấu (KHD).
Cụ thể công trình nghiên cứu và cách viết chữ CVNSS 4.0 như sau:
Các chữ và vần Chữ Việt Nhanh (CVN)
Công thức để nhớ toàn bộ các qui ước CVNSS 4.0
Tính ứng dụng và những ưu điểm của "Chữ Việt Nam song song 4.0"
Theo Kiều Trường Lâm, CVNSS 4.0 có thể ứng dụng cao trong công nghệ thông tin, khi gõ máy tính và nhắn tin SMS qua điện thoại di động sẽ không có hiện tượng bị lỗi phông chữ. Ngoài ra, CVNSS 4.0 là một công cụ viết rất nhanh, có thể tiết kiệm 25-30% thời gian gian so với kiểu gõ telex thông thường. Trong viết bằng văn bản, chữ viết mới cũng tiết kiệm được không gian hơn.
"Ví dụ chữ "Uống" viết Telex 6 chữ là Uoosng nhưng chữ "Uzb" (viết theo CVNSS 4.0) chỉ có 3 chữ. Viết trên giấy chỉ việc viết thẳng tiến, không phải quay lại để đánh dẫu chữ nữa. Còn trong gõ văn bản nó sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Ví dụ: "đường thẳng" = "Duzk thagv".
Anh Lâm phân tích thêm: “Một số độc giả cho rằng không cần thiết sáng tạo chữ không dấu vì đã có chữ Telex có thể làm chữ viết không dấu được nhưng tôi chứng minh rằng việc sử dụng Telex không dấu sẽ không đọc được là vì:
Telex: Đường thẳng = dduwowfng thawrng. Tổng 16 phím.
CVNSS 4.0: Đường thẳng = Duzk thagv. Tổng 9 phím.
Telex không dấu sẽ không được vì: 'dduwowfng" sẽ là: dd + (uw + ow + f + ng). Ta nhận thấy các vần uw + ow + f + ng. Khi đọc não sẽ phải chuyển đổi từ w w f ng với 4 bước chuyển đổi để có thể đọc được dduwowfng = đường
Thawrng sẽ là: th + (aw + r + ng). Ta nhận thấy các vần aw + r + ng. Khi đọc não sẽ phải chuyển đổi từ w r ng với 3 bước chuyển đổi để có thể đọc được thawrng = thẳng.
Trong chữ viết không dấu Tiếng Việt, việc xử lý hàng nghìn âm, vần để có thể đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc trong nháy nháy mắt và đọc liên tiếp được trong văn bản như chữ Quốc Ngữ thì chỉ trải qua 2 bước như sau:
Đường: đ + (ườ + ng). Khi đọc não sẽ đi từ chữ ờ đến chữ ng bằng 2 bước để ra chữ "đường".
Thẳng: th + (ẳ + ng). Khi đọc não sẽ đi từ chữ ẳ đến chữ ng bằng 2 bước để ra chữ "thẳng".
Nếu Telex sử dụng không dấu để đọc. Não sẽ trải qua 3, 4 bước xử lý, khi đọc não sẽ bị ngắt quảng từ một đến hai bước xử lý. Phân tích xử lý sẽ rất chậm và rất khó đọc được văn bản.
Còn CVNSS 4.0 thì: Đường thẳng = duzk thagv. Tổng 9 phím.
Duzk = d + uz + k. Khi đọc não đi từ z đến k bằng 2 bước để ra chữ Duzk.
Thagv = th + ag + v. Khi đọc não đi từ g đến v bằng 2 bước để ra chữ thagv.
Suy ra CVNSS 4.0 có thể đọc được lưu loát vì chỉ xử lý 2 bước như trong chữ Quốc Ngữ.
Đây là sáng tạo chữ không dấu đầu tiên của Việt Nam kể từ khi chữ Quốc Ngữ ra đời cho phép não đọc được chỉ với 2 bước xử lý. Chữ CVNSS 4.0 chỉ dùng 26 chữ cái, có thể thấy mức độ sáng tạo phải cực kỳ tinh vi mới phát hiện ra chữ viết không dấu có thể đọc được".
Bên cạnh đó, Kiều Trường Lâm cũng cho biết, chữ viết mới có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, bán hàng, quảng cáo,......vì chữ đẹp bắt mắt như chữ Tiếng Anh.
Chữ "Việt Nam song song 4.0" không hề khó học
Nói về những khó khăn khi học chữ viết mới, Kiều Trường Lâm cho biết, mọi người chỉ cần học thuộc công thức là có thể dễ dàng viết chữ: "Khi học thuộc rồi, học sinh chỉ cần cầm bảng. Nhìn vào là tưởng tượng ra nhiều chữ. Khi gõ văn bản, não bung ra chữ rất nhanh. Não sẽ không phải hoạt động gõ theo từng chữ như chữ Quốc ngữ.
Nếu trẻ em học chữ viết có công thức từ lớp 1, tương lai sẽ giỏi các môn Khoa học tự nhiên vì đã có khả năng phân tích từ năm lớp 1, phân tích ngôn ngữ về ngữ pháp".
Vì CVNSS 4.0 ra đời khi chữ Quốc ngữ đã rất phát triển và đã là chữ viết của dân tộc nên Kiều Trường Lâm không có ý muốn thay thế chữ Quốc ngữ mà chỉ dùng song song. Đây là kiểu chữ cải tiến ở dạng không dấu, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Được biết Kiều Trường Lâm và thầy Trần Tư Bình hiện đang làm hồ sơ đăng ký bản quyền thuộc sở hữu trí tuệ cho công trình Chữ Việt Nam song song 4.0. Mọi thủ tục đã xong hết và chỉ đang đợi giấy bản quyền vào 1 tháng nữa.