Hãy nói về việc quát mắng, hét vào con. Có thể bạn vẫn làm việc này mỗi ngày, có thể là thỉnh thoảng và có thể có người khẳng định mình chưa bao giờ. Nếu bạn chưa bao giờ quát mắng con thì xin chúc mừng. Nếu có, bạn là một người bình thường.

Giờ hãy cùng kiểm tra xem, quát mắng, hét sẽ gây ra những ảnh hưởng nào đến con nhé.

Đầu tiên, quát mắng không phải lúc nào cũng là việc xấu. Quát mắng đôi khi mang đến lợi ích và thậm chí là cần thiết. Chuyên gia tư vấn về gia đình Maria Catila nhận định: “Quát mắng giống như chuông báo cháy. Phải thận trọng khi sử dụng và dùng khi có tín hiệu nguy hiểm”. Theo đó, có thể hiểu rằng, quát mắng, la hét là một hình thức hiệu quả khi bạn răn đe trẻ về những tình huống có thể nguy hiểm. Điều đó có nghĩa rằng la hét, quát mắng chỉ là một phương thức cảnh báo, không phải là một phần của hình phạt mà bạn có thể dùng mỗi ngày.

Nếu bạn cố gắng khiến con ngừng một hành vi nào đó hay giúp con bình tĩnh thì la hét liên tục không phải là cách. Nếu bạn phản ứng một cách bình tĩnh, nó sẽ giúp con cảm nhận được sự an ủi và tình yêu thương.

Điều ngược lại sẽ là thế này. Khi bạn la hét, nó khiến não của trẻ bước vào trận chiến của chúng, bật chế độ đóng băng. Tiếng hét có thể khiến con phản ứng ngược lại bố mẹ (đôi khi tệ hơn là đánh bố mẹ). Nó cũng có thể khiến trẻ bỏ chạy hay chỉ nhìn chằm chằm vào bố mẹ một cách sợ hãi. Về lâu dài, theo nghiên cứu của tác giả Elizabeth T. Gershoff đến từ Viện Đại học Texas-Austin cùng các cộng sự cho thấy, quát mắng, la hét sẽ “khiến trẻ hiếu chiến, háo thắng hơn về thể chất lẫn ngôn ngữ”.

Theo khoa học, đây là những gì sẽ xảy ra với con khi bạn quát mắng, hét vào mặt chúng - Ảnh 1.

Nếu bạn cố gắng khiến con ngừng một hành vi nào đó hay giúp con bình tĩnh thì la hét liên tục không phải là cách. (Ảnh: Internet)

Thông thường, chúng ta quát mắng con với hy vọng chúng sẽ học cách hợp tác mà không cần bạn phải quát vào lần tới. Thế nhưng, những gì bạn thực sự dạy con lại là bạn sẽ không nghiêm túc răn đe cho đến khi bạn quát lên.

Hãy nhớ rằng, la hét không phải là hình thức hiệu quả của giao tiếp. Đôi khi, chúng ta quát lên với khái niệm rằng nếu chúng ta nói to hoặc la lớn thì trẻ sẽ nhớ những gì chúng ta nói. Nhưng điều này không chính xác bởi nếu bạn la lên, nó sẽ kém hiệu quả hơn hẳn những phương pháp mang tính chất bình tĩnh, trừ trường hợp nguy hiểm.

Nhà tâm lý học lâm sàng - Tiến sĩ Deema Sihweil - chỉ ra: “La hét không truyền tải thông điệp đến trẻ em, dù chúng lớn hay nhỏ bởi chúng đang bận rộn để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ nguy hiểm thực sự”.

Bố mẹ lạm dụng quát mắng, từ sợ hãi, con sẽ dần giảm niềm tin vào bố mẹ. Thay cho quát mắng, Tiến sĩ Laura Markham khuyên rằng nên tiếp cận theo cách hài hước hoặc cho con những lời cảnh báo một cách bình tĩnh. Phản ứng với tình huống bằng thái độ đồng cảm với quan điểm của con thay vì phản ứng với mớ hỗn độn của vấn đề.

Theo khoa học, đây là những gì sẽ xảy ra với con khi bạn quát mắng, hét vào mặt chúng - Ảnh 2.

Bình tĩnh khuyên bảo con, bố mẹ nhé. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn không hoàn hảo nhưng hay cố gắng nhẹ nhàng với con. Hãy bình tĩnh đi, bạn sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ đáng tin cậy, không sợ hãi, luôn biết yêu thương và không thích bạo lực.

Nếu bố mẹ bạn đã không ngừng quát tháo bạn khi bạn còn trẻ, đừng để việc đó xảy ra nữa. Kiên nhẫn, bày tỏ yêu thương bố mẹ nhé.

(Nguồn: FS)