Trong Thế chiến III năm 1944, Tiến sĩ Ancel Keys của Đại học Minnesota (Mỹ) đã tiến hành cuộc thí nghiệm nhịn đói đầu tiên và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử loài người. 

Tiến sĩ Ancel Keys là một nhà sinh lý học người Mỹ, đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe con người. Đế giúp người dân Châu Âu có thể sống qua cơn khủng hoảng lương thực, Ancel Keys đã tuyển chọn 36 người từ 400 tình nguyện viên nam trẻ tuổi để thực hiện thí nghiệm về thay đổi thể chất và tâm lý khi áp dụng các chế độ ăn uống khác nhau.

Thí nghiệm nhịn đói: Cơn đói 6 tháng ảnh hưởng tâm sinh lý nghiêm trọng, có thể khiến một người khỏe mạnh tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự tử - Ảnh 1.

Nhóm tình nguyện viên.

Thí nghiệm nhịn đói được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng quan sát, 6 tháng thí nghiệm thực tế và 3 tháng phục hồi. Dữ liệu sức khỏe thể chất và tinh thần của các tình nguyện viên được ghi nhận liên tục trong quá trình thử nghiệm.

Trong 3 tháng đầu tiên, các tình nguyện viên được ăn 2 bữa/ngày với tổng cộng là 3200 calo/ngày. Họ sẽ được sắp xếp để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau tại phòng thí nghiệm và nhà riêng, được phép tham gia các lớp học, đồng thời phải đảm bảo đi bộ ít nhất 35km mỗi tuần. 

Kết thúc giai đoạn quan sát vào ngày 12/2/1945, cuộc thí nghiệm bước vào giai đoạn khắc nghiệt nhất. Lúc này, lượng thức ăn của họ sẽ giảm mạnh còn 1570 calo/ngày với hàm lượng protein thấp và carbohydrate cao. Các thói quen học hành, công việc và luyện tập thể dục không thay đổi.

3 tình nguyện viên đã rút khỏi thí nghiệm khi không thể chịu đựng tình trạng này thêm nữa. 

Sau 6 tháng thí nghiệm, trọng lượng trung bình của nhóm tình nguyện viên đã giảm khoảng 25%. Những người đang có kế hoạch giảm cân đều rất phấn khích với kết quả này. Nhưng khi chú ý đến những thay đổi về thể chất và tâm lý của họ trong khoảng thời gian này sẽ nhận ra những khác biệt.

Thí nghiệm nhịn đói: Cơn đói 6 tháng ảnh hưởng tâm sinh lý nghiêm trọng, có thể khiến một người khỏe mạnh tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự tử - Ảnh 2.

Các chỉ số của họ được ghi lại liên tục.

Khi bắt đầu thí nghiệm, những tình nguyện viên được chọn có thể chất và tâm lý rất tốt nhưng không lâu sau, tất cả đều có hiện tượng giảm sút tinh thần và thể lực. Khi giai đoạn 2 được tiến hành, những người này dần dần có ảnh hưởng xấu về sức khỏe, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, phù nề, rụng tóc, mờ mắt, tê tay chân,...

Thể lực của các tình nguyện viên giảm 21%, từng người một trở nên gầy và yếu hơn. Không chỉ vậy, thân nhiệt giảm, lượng máu giảm 10% và tốc độ chuyển hóa chất giảm hơn 40%. Làn da trở nên khô ráp và đôi mắt trắng bất thường vì không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Họ trông như những bộ xương di động. Nhưng điều kỳ lạ là họ không nghĩ mình quá gầy mà thay vào đó luôn cảm thấy những tình nguyện viên khác béo hơn.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn đói kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của họ mà tâm lý cũng bị tổn thương nặng nề. Hầu hết các tình nguyện viên đều rơi vào tình trạng trầm cảm sau khi thí nghiệm bắt đầu và 20% trong số họ trầm cảm nặng đến mức có ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Họ mất tập trung, thiếu tỉnh táo, phản ứng chậm và không còn hứng thú với điều gì ngoài ăn uống. Không còn nói về chính trị hay tình dục, thứ họ quan tâm chỉ là thực phẩm và thực phẩm. Ngay cả hình ảnh phụ nữ xinh đẹp trong phòng ngủ cũng được thay thế bằng ảnh thức ăn. 

Ngay cả khi thí nghiệm kết thúc, những vấn đề tâm lỳ này không những không mất đi mà còn tồi tệ hơn. 

Thí nghiệm nhịn đói: Cơn đói 6 tháng ảnh hưởng tâm sinh lý nghiêm trọng, có thể khiến một người khỏe mạnh tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự tử - Ảnh 3.

Một người đã liếm dĩa thức ăn vì quá đói.

Một tình nguyện viên đã dùng dụng cụ nâng một chiếc xe hơi lên rồi đặt bàn tay bên dưới và thả dụng cụ kia ra để chiếc xe đè lên tay mình. Anh ta đã được đưa đến bệnh viện điều trị nhưng vài ngày sau, anh ta tự chặt 3 ngón tay của mình bằng dao. 

Một tình nguyện viên 24 tuổi khác xuất hiện những bất thường về thần kinh dưới áp lực của cơn đói cùng cực và thường xuyên mơ được ăn thịt người. Một tối nọ, anh ta đã bí mật chạy đến thị trấn gần đó để ăn kem và uống sữa lắc. Khi bị tiến sĩ Ancel Keys bắt gặp, anh ta đã khóc. Sau đó người này đã cố tự tử. 

Tiến sĩ Ancel Keys đã đưa anh ta đến bệnh viện tâm thần điều trị. Sau vài ngày khôi phục chế độ ăn uống bình thường, đầu óc của tình nguyện viên này cũng tỉnh táo hơn. 

Thời gian phục hồi 3 tháng thật sự không đủ cho các tình nguyện viên. Họ luôn trong tình trạng ăn quá nhiều. Một số người ăn 8.000 đến 10.000 calo/ngày. Một số khác vẫn cảm thấy đói dù đã ăn 5 bữa/ngày. Và một vài người khác bị nôn liên tục, phải cấp cứu ở bệnh viện.

8 tháng sau khi kết thúc thí nghiệm, hầu hết chế độ ăn uống của các tình nguyện viên đã trở lại bình thường nhưng một số ít vẫn ăn quá nhiều và không dừng lại được trong nhiều năm sau đó.

Thí nghiệm nhịn đói: Cơn đói 6 tháng ảnh hưởng tâm sinh lý nghiêm trọng, có thể khiến một người khỏe mạnh tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự tử - Ảnh 4.

Nhiều người mất rất nhiều thời gian để phục hồi sau khi kết thúc cuộc thí nghiệm.

Năm 1946, tiến sĩ Ancel Keys và nhóm của mình đã xuất bản tài liệu dựa trên thí nghiệm này. Trong đó đề cập đến các thay đổi tâm sinh lý của những người bị đói trong thời gian dài, đề xuất thế giới bên ngoài nên tạo một môi trường riêng tư yên tĩnh cho những người đói và những ảnh hưởng của cơn đói cần một thời gian dài để phục hồi. 

Nguồn: Zhihu