Adam là một bé trai 6 tuổi với vẻ ngoài bụ bẫm, đáng yêu. Đôi mắt em ngây thơ trong sáng, em thông minh và cực sáng dạ khiến ai cũng yêu mến.
Nhưng mới đây, các cô giáo đã phát triển ra em không còn năng động, vui tươi như trước nữa. Đôi mắt em man mác buồn và em cũng thu hẹp bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt là trong cuộc thi vẽ tranh mới đây của lớp, cô giáo càng thấy rõ hơn sự bất thường trong tâm lý của Adam.
Theo đó, thay vì vẽ gia đình gồm cha, mẹ, em gái với một màu sắc tươi sáng và một nụ cười tươi như trước thì Adam lại phác họa gia đình với những đường nét nguệch ngoạc. Tranh của em u tối với những màu sắc ảm đạm. Đặc biệt, những hình vẽ về bố mẹ của mình đều bị tô - che - tẩy - xóa bằng những nét đen chằng chịt, thậm chí hình vẽ người em của Adam còn bị gạch đỏ và tô đen toàn bộ.
Tranh của Adam với những đường nét tươi sáng ngày trước (bên trên) và bức tranh vẽ gia đình ở thời điểm hiện tại (bên dưới)
Lo lắng cho học sinh nên cô giáo chủ nhiệm của Adam đã mang bức tranh của em đến bác sĩ tâm lý học đường của trường. Sau một hồi nghiên cứu, bác sĩ kết luận Adam đang bị rối loạn chức năng gia đình (Dysfunctional Family) ở mức rất cao.
Ngay sau khi kết thúc buổi học, cô giáo đã ngay lập tức gọi cho gia đình của Adam. Cô phải gọi đến 2-3 lần thì bố mẹ của cậu với nghe máy vì họ đang bận rộn với hàng tá công việc cần được giải quyết. Trình bày xong về tình hình hiện tại của Adam, bố mẹ cậu mới ngẩn người ra vì không biết con mình bấy lâu đã phải trải qua những trạng thái tâm lý như vậy. Thậm chí bố Adam còn thú nhận, ông từng đánh cậu bé vì làm vỡ một cốc nước, thường xuyên mắng chửi cậu vì những chuyện không đâu vào đâu và hay bênh chằm chặp em của Adam trong mọi tình huống.
Nghe đến đây, cô giáo thở dài buồn bã vì một đứa trẻ đầy sức sống nay đã héo mòn. Cô khuyên bố mẹ Adam nên quan tâm cậu hơn và phải dừng lại tất cả những hành động sai trái đó với cậu bé.
Ảnh minh họa: The New York Times
Rối loạn chức năng gia đình là gì và đặc điểm của nó?
Dysfunctional Family là một kiểu gia đình mà ở đó trẻ em thường bị bỏ rơi, lạm dụng... thậm chí tất cả những điều trên xảy ra cùng lúc và liên tục. Sống trong những gia đình như vậy, nhu cầu tình cảm của trẻ em không bao giờ được đáp ứng đủ. Dưới đây là một số đặc điểm chung của các gia đình bị rối loạn chức năng:
Giao tiếp kém: Giao tiếp là một trong những điều quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ tốt. Việc thiếu giao tiếp hiệu quả và tối thiểu trong gia đình có thể dẫn đến hiểu lầm, khác biệt và không tin tưởng.
Kiểm soát: Trong một gia đình rối loạn chức năng, cha mẹ thường tập trung vào việc kiểm soát con cái của họ ngay cả khi không cần thiết. Những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát cảm thấy bực bội, thiếu thốn và bất lực - những cảm giác có thể gắn liền với chúng đến tận khi trưởng thành. Cuối cùng dẫn đến việc chúng có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Lạm dụng: Lạm dụng, cho dù thể chất, tinh thần hay tình cảm, là một đặc điểm độc hại của một gia đình rối loạn chức năng. Nó thường được thực hiện bởi cha mẹ đối với con cái. Những đứa trẻ trở nên bất an và chúng coi bạo lực như một phần của cuộc sống.
Ảnh minh họa: The New York Times
Bạo lực: Khi cha mẹ dùng đến bạo hành hoặc lạm dụng thể chất để kiểm soát gia đình, thì tình trạng rối loạn chức năng trở nên rõ ràng. Nó có tác động tiêu cực đến trẻ em ngay kể cả khi chúng lớn lên.
Chỉ trích quá mức: Việc chỉ trích bằng lời nói là thử thách đối với trẻ em. Cha mẹ trong các gia đình rối loạn chức năng thường chỉ trích ngoại hình, trí thông minh, giá trị hoặc khả năng của trẻ. Một số lời chỉ trích có thể trực tiếp, trong khi những hình thức khác tinh tế hơn và được chuyển tiếp dưới dạng trêu chọc hoặc hạ bệ. Trong bất kỳ trường hợp nào, những lời chỉ trích liên tục từ cha mẹ đều có tác động tiêu cực đến hình ảnh và sự phát triển của trẻ.
Thiếu hỗ trợ tinh thần: Trong một gia đình rối loạn chức năng, cha/mẹ hoặc cả cha và mẹ không cung cấp hỗ trợ tinh thần cần thiết cho con cái của họ. Điều này có thể là do cha mẹ bận rộn ở nơi khác hoặc lơ là trách nhiệm của cha mẹ. Những đứa trẻ cuối cùng trải qua tuổi thơ trong sự cô lập và lớn lên trở nên dễ bị tổn thương về mặt tình cảm.
Chủ nghĩa hoàn hảo: Cha mẹ có những kỳ vọng không thực tế với con cái của họ là dấu hiệu của gia đình bị rối loạn chức năng. Họ có thể muốn đứa trẻ đứng đầu mọi kỳ thi hoặc giành chiến thắng trong mọi cuộc thi nào đó... Sự kỳ vọng không dừng lại ở đó vì chúng gây áp lực rất lớn lên đứa trẻ trong việc hoàn thiện mọi thứ mà chúng đảm nhận. Những thái độ như vậy khiến đứa trẻ cảm thấy căng thẳng và chúng sẽ mang theo nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo khi trưởng thành.
Làm thế nào để vượt qua ảnh hưởng của rối loạn chức năng gia đình?
Vượt qua ảnh hưởng của các gia đình rối loạn chức năng là rất khó khăn, nhưng không phải là không thể. Tất cả những gì cần là sự nỗ lực và lòng kiên nhẫn. Điều phổ biến nhất xảy ra trong các gia đình rối loạn chức năng là những đứa trẻ bắt đầu nghi ngờ khả năng và trực giác của chúng. Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ.
Chia sẻ cảm xúc của bản thân với mọi người và học cách có trách nhiệm với gia đình, hiểu vai trò của cha mẹ trong tổ ấm là điều cần thiết. Trước khi cố gắng thay đổi những người khác trong gia đình, hãy cố gắng thay đổi bản thân trước.
Khi lớn lên trong một môi trường mà cha mẹ không tin tưởng lẫn nhau, trẻ sẽ khó tin tưởng người khác. Do đó, phụ huynh cần nỗ lực tạo dựng niềm tin với mọi người xung quanh. Một khi trẻ bắt đầu tin tưởng mọi người và đạt được sự cân bằng giữa tin tưởng, trẻ sẽ tìm thấy sự bình yên.
Ảnh minh họa: The New York Times
Theo King University, NPR