Cánh diều 2011 sẽ trao giải Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc, Bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất thuộc 6 thể loại phim ngắn, phim hoạt hình, phim khoa học (điện ảnh và truyền hình), phim tài liệu (điện ảnh và truyền hình), phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh và công trình lý luận, phê bình điện ảnh. Bên cạnh đó là Giải Báo chí - Phê bình điện ảnh cho phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất năm 2011.
Với tiêu chí: “Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tọc, giàu giá trị nhân vắn và đạt hiểu quả xã hội tích cực”. Ban giám khảo sẽ dựa vào đó chọn ra các giải trao cho các tác phẩm xuất sắc nhất mỗi loại dựa vào các thang điểm.
Tham dự Cánh diều 2011 có 12 phim truyện điện ảnh: “Mùi cỏ cháy”, “Tâm hồn mẹ”, “Hotboy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt”, “Đó hay…đây”, “Lệ phí tình yêu”, “Lời nguyền huyết ngải”, “Hello cô Ba”, “Lệnh xóa sổ”, “Vũ điệu đường cong”, “Long ruồi”; “Ngôi nhà trong hẻm”; “Sài gòn YO”. Trong đó chỉ có hai phim của hãng phim nhà nước là “Mùi cỏ cháy” và “Tâm hồn mẹ” (Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam), còn lại là phim của các hãng phim tư nhân.
Bộ phim Thiên Mệnh Anh Hùng vắng bóng trong đề cử Cánh diều vàng 2012
Tuy nhiên, nhìn vào danh sách đề cử có sẽ thể dễ dàng nhận thấy không hề có sự xuất hiện của bộ phim Thiên mệnh anh hùng từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng. Không chỉ được đầu tư kinh phí lớn, có hình ảnh tráng lệ, Thiên mệnh anh hùng còn thuộc thể loại kiếm hiệp, cổ trang - một dòng phim mà từ trước tới nay, nhiều đạo diễn rất thích khám phá nhưng chưa có một tác phẩm nào đủ chất lượng để thu hút khán giả.
Thiên mệnh anh hùng hoàn toàn không phải là một phim lịch sử và chỉ mượn chất liệu lịch sử để kể một câu chuyện hư cấu với các yếu tố võ thuật, hành động, trinh thám, tình yêu lãng mạn, chút hài hước và kỳ bí - những thứ thường thấy ở một “bom tấn” phổ biến…
Khi được hỏi về tiêu chí để chọn danh sách đề cử Cánh diều vàng, Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng sự xuất hiện của nhiều hãng phim tư nhân, hãng phim Việt kiều là một tín hiệu đáng mừng của xã hội hóa điện ảnh. Và Giải thưởng Cánh diều sẽ căn cứ trên chất lượng tác phẩm, không phân biệt phim của nhà nước hay của tư nhân. Hãng phim của Việt kiều tham gia hoạt động điện ảnh cũng như có những đóng góp cho điện ảnh nước nhà nhưng không được mời tham dự là không đúng với chủ trương của nhà nước.
Trong đó 12 tác phẩm điện ảnh tranh giải Cánh diều vàng sẽ được công chiếu từ ngày 9 - 15/3 tại 3 cụm rạp: Rạp chiếu phim Hội điện ảnh; Rạp Tháng 8 và Trung tâm chiếu phim Quốc gia - Hà Nội.
Hội thảo chuyên ngành “Một thập kỷ Điện ảnh Việt Nam – Nhìn nhận và đánh giá” diễn ra ngày 8/3 tại Trung tâm hội nghị quốc tế. Đặc biệt, trong mùa giải năm nay có sự mở rộng đối tượng phim tham dự.
Tham dự Cánh diều 2011 còn có 19 phim truyện truyền hình, 37 phim ngắn, 11 phim hoạt hình, 4 phim tài liệu điện ảnh và 37 phim tài liệu truyền hình. Phim khoa học có 10 phim (1 phim điện ảnh, 9 phim truyền hình). Năm nay, công trình lý luận phê bình tham dự đông đảo với 4 tác phẩm. Thành phần Ban giám khảo (BGK) vẫn là những tên tuổi như NSND Bùi Đình Hạc (Trưởng BGK phim truyện điện ảnh); NSƯT Nguyễn Hữu Phần (Trưởng BGK phim truyện truyền hình); NSƯT Nguyễn Vinh Sơn (Trưởng BGK phim ngắn); Nguyễn Thị Hồng Ngát (Trưởng BGK Phim tài liệu-khoa học)…
Ngoài các hoạt động tại Hà Nội, Hội điện ảnh Việt Nam cũng đề nghị các Hội điện ảnh địa phương tổ chức hưởng ứng Ngày điện ảnh Việt Nam và Lễ trao giải Cánh diều 2011. Trong đó điểm nhấn sẽ là công chiếu phục vụ 2 tác phẩm “Thương nhớ đồng quê” của NSND Đặng Nhật Minh và “Đường về quê mẹ” của NSND Bùi Đình Hạc tại nhiều tỉnh, thành phố. Đây cũng là 2 nghệ sĩ được Hội điện ảnh vinh danh trong mùa giải năm nay.
Hoạt động kỷ niệm Ngày điện ảnh Việt Nam 2012 và Lễ trao giải Cánh diều 2011 sẽ diễn ra ngày 17/3 tại Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.
Với tiêu chí: “Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tọc, giàu giá trị nhân vắn và đạt hiểu quả xã hội tích cực”. Ban giám khảo sẽ dựa vào đó chọn ra các giải trao cho các tác phẩm xuất sắc nhất mỗi loại dựa vào các thang điểm.
Tham dự Cánh diều 2011 có 12 phim truyện điện ảnh: “Mùi cỏ cháy”, “Tâm hồn mẹ”, “Hotboy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt”, “Đó hay…đây”, “Lệ phí tình yêu”, “Lời nguyền huyết ngải”, “Hello cô Ba”, “Lệnh xóa sổ”, “Vũ điệu đường cong”, “Long ruồi”; “Ngôi nhà trong hẻm”; “Sài gòn YO”. Trong đó chỉ có hai phim của hãng phim nhà nước là “Mùi cỏ cháy” và “Tâm hồn mẹ” (Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam), còn lại là phim của các hãng phim tư nhân.
Bộ phim Thiên Mệnh Anh Hùng vắng bóng trong đề cử Cánh diều vàng 2012
Tuy nhiên, nhìn vào danh sách đề cử có sẽ thể dễ dàng nhận thấy không hề có sự xuất hiện của bộ phim Thiên mệnh anh hùng từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng. Không chỉ được đầu tư kinh phí lớn, có hình ảnh tráng lệ, Thiên mệnh anh hùng còn thuộc thể loại kiếm hiệp, cổ trang - một dòng phim mà từ trước tới nay, nhiều đạo diễn rất thích khám phá nhưng chưa có một tác phẩm nào đủ chất lượng để thu hút khán giả.
Thiên mệnh anh hùng hoàn toàn không phải là một phim lịch sử và chỉ mượn chất liệu lịch sử để kể một câu chuyện hư cấu với các yếu tố võ thuật, hành động, trinh thám, tình yêu lãng mạn, chút hài hước và kỳ bí - những thứ thường thấy ở một “bom tấn” phổ biến…
Khi được hỏi về tiêu chí để chọn danh sách đề cử Cánh diều vàng, Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng sự xuất hiện của nhiều hãng phim tư nhân, hãng phim Việt kiều là một tín hiệu đáng mừng của xã hội hóa điện ảnh. Và Giải thưởng Cánh diều sẽ căn cứ trên chất lượng tác phẩm, không phân biệt phim của nhà nước hay của tư nhân. Hãng phim của Việt kiều tham gia hoạt động điện ảnh cũng như có những đóng góp cho điện ảnh nước nhà nhưng không được mời tham dự là không đúng với chủ trương của nhà nước.
Cảnh trong phim Mùi cỏ cháy
Trong đó 12 tác phẩm điện ảnh tranh giải Cánh diều vàng sẽ được công chiếu từ ngày 9 - 15/3 tại 3 cụm rạp: Rạp chiếu phim Hội điện ảnh; Rạp Tháng 8 và Trung tâm chiếu phim Quốc gia - Hà Nội.
Hội thảo chuyên ngành “Một thập kỷ Điện ảnh Việt Nam – Nhìn nhận và đánh giá” diễn ra ngày 8/3 tại Trung tâm hội nghị quốc tế. Đặc biệt, trong mùa giải năm nay có sự mở rộng đối tượng phim tham dự.
Tham dự Cánh diều 2011 còn có 19 phim truyện truyền hình, 37 phim ngắn, 11 phim hoạt hình, 4 phim tài liệu điện ảnh và 37 phim tài liệu truyền hình. Phim khoa học có 10 phim (1 phim điện ảnh, 9 phim truyền hình). Năm nay, công trình lý luận phê bình tham dự đông đảo với 4 tác phẩm. Thành phần Ban giám khảo (BGK) vẫn là những tên tuổi như NSND Bùi Đình Hạc (Trưởng BGK phim truyện điện ảnh); NSƯT Nguyễn Hữu Phần (Trưởng BGK phim truyện truyền hình); NSƯT Nguyễn Vinh Sơn (Trưởng BGK phim ngắn); Nguyễn Thị Hồng Ngát (Trưởng BGK Phim tài liệu-khoa học)…
Cảnh trong phim "Thương nhớ đồng quê" của đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh.
Ngoài các hoạt động tại Hà Nội, Hội điện ảnh Việt Nam cũng đề nghị các Hội điện ảnh địa phương tổ chức hưởng ứng Ngày điện ảnh Việt Nam và Lễ trao giải Cánh diều 2011. Trong đó điểm nhấn sẽ là công chiếu phục vụ 2 tác phẩm “Thương nhớ đồng quê” của NSND Đặng Nhật Minh và “Đường về quê mẹ” của NSND Bùi Đình Hạc tại nhiều tỉnh, thành phố. Đây cũng là 2 nghệ sĩ được Hội điện ảnh vinh danh trong mùa giải năm nay.
Hoạt động kỷ niệm Ngày điện ảnh Việt Nam 2012 và Lễ trao giải Cánh diều 2011 sẽ diễn ra ngày 17/3 tại Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.