Thịt đỏ, tức thịt từ động vật có vú, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, có hàm lượng chất béo tương đối cao. BS Ma Aqin (Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Shunyi) cho biết, phụ nữ ăn lượng thịt đỏ vừa phải sẽ không dẫn đến béo phì mà ngược lại còn có thể tăng cường sức khỏe.
Thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng gì?
Thịt đỏ rất giàu protein chất lượng cao, giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh và phục hồi mô. Hơn nữa, so với các loại thịt trắng như thịt gà, thịt đỏ chứa nhiều sắt, kẽm và vitamin B12 hơn. Sắt trong thịt đỏ là một dạng huyết sắc tố dễ hấp thu giúp ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện năng lượng. Kẽm rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống sinh sản và miễn dịch. Vitamin B12 giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh.
Thịt bò nên sử dụng phần thịt nạc và ăn thịt bò từ bò chỉ ăn cỏ sẽ tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, thịt đỏ là một trong các loại thịt, nên thành phần chủ yếu mà con người hấp thu từ nó là protein. Thịt bò (loại thịt đỏ mang tính biểu tượng nhất) là thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng mà còn rất nhiều dưỡng chất khác nhau (một khẩu phần thịt bò nạc - khoảng 85,05g chỉ chứa 180 calo nhưng lại kèm theo hơn 10 loại dưỡng chất khác nhau).
Thịt đỏ quan trọng thế nào với sức khỏe phụ nữ?
Phụ nữ phải trải qua nhiều thời điểm đặc biệt trong cuộc đời. Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú, chất sắt trong thịt đỏ có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cũng cần bổ sung chất sắt để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mãn kinh cần nhiều vitamin B12 hơn để duy trì sự cân bằng của hệ thần kinh và thịt đỏ cũng có thể đáp ứng nhu cầu này.
Không nên ăn từ trên 2 khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng 56% nguy cơ lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine, các hormone có trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phần lớn phụ nữ ăn nhiều hơn 1,5 khẩu phần.
Cần chú ý điều gì khi ăn thịt đỏ ?
Tiêu thụ vừa phải thịt đỏ là điều cần thiết, vì ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Phụ nữ nên tiêu thụ thịt đỏ cùng với các nguồn protein lành mạnh khác, chẳng hạn như cá, đậu và các loại hạt.
Thông thường, mỗi ngày một người cần từ 141,75 - 184,27g protein từ các nguồn khác nhau, bao gồm thịt nạc, hải sản và các loại hạt.
Theo lời khuyên từ Học viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, mỗi người không nên tiêu thụ quá 510,29g thịt đỏ đã qua nấu chín mỗi tuần và nên tránh các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói... vì chúng làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư đại tràng.
Nên ăn thêm thịt trắng để cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như thịt gia cầm. (Ảnh minh họa)
Thịt đỏ tốt nhất nên sử dụng phần thịt nạc. Phần thịt được coi là nạc nếu với mỗi khẩu phần 85,05g chứa tổng lượng chất béo dưới 10g, trong đó chất béo bão hòa bằng hoặc thấp hơn 4,5g và ít hơn 95mg cholesterol.
Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý đến phương pháp chế biến thịt đỏ. Khi chọn phương pháp nấu ăn, hãy cố gắng tránh nấu quá chín để giảm nguy cơ tạo ra chất gây ung thư. Nướng, luộc hoặc hấp thịt đỏ là những cách chế biến lành mạnh hơn.
Thịt đỏ rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm, vitamin B12, giúp đáp ứng nhu cầu sinh lý của phụ nữ và duy trì sức khỏe tốt. Phụ nữ nên ăn thịt đỏ hợp lý, chú ý ăn vừa phải để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Thịt đỏ được nướng lên có phải nguyên nhân gây ung thư không?
Với bất kì loại thịt nào (bao gồm cả thịt đỏ, thịt gia cầm, cá) khi trải qua quá trình nấu ở nhiệt độ cao có thể sinh ra các loại hợp chất làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư. Các chất này là các amin dị vòng (heterocyclic amines - HCAs) và các hydrocarbon đa vòng thơm (polycyclic aromatic hydrocarbons - PAHs).
Nên ăn 1-2 lần 1 tuần đối với thịt nướng. (Ảnh minh họa)
Do đó không nên nấu các loại thịt ở nhiệt độ quá cao, không nên để thịt bị cháy, nếu muốn nướng thịt thì bạn nên loại bỏ mỡ trước khi nướng. Trong quá trình nướng nên lật đều miếng thịt và nướng kèm thêm rau củ quả để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất.
(Nguồn: Sohu)