Thịt heo vốn là loại thịt quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Nhưng làm sao để phân biệt các loại thịt heo cho đúng thì không phải ai cũng "rõ như trong lòng bàn tay".

Mỗi phần thịt của con heo sẽ có đặc điểm khác nhau đồng nghĩa với việc nó sẽ phù hợp để chế biến các món khác nhau. Chị em tham khảo những mô tả sau đây để áp dụng trong việc đi chợ và chế biến món ăn cho gia đình thuận tiện và dễ dàng hơn nhé!

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 1.

Nạc thăn là miếng thịt cắt từ bắp thịt, nằm phía trước và chạy dọc cột xương sống của con heo gần dưới phía chân sau. Khi còn sống, thịt nạc thăn có màu đỏ sẫm nhìn rất giống thịt bò.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 2.

Tên gọi cốt lết có nguồn gốc từ tiếng Pháp để chỉ phần thịt lưng của heo. Ở miền Bắc, có nơi lọc phần thịt này để làm thịt thăn vì tính chất nhiều nạc rất ít mỡ, tuy nhiên cốt lết thường khô hơn thịt nạc thăn. Miền Nam thường sử dụng nguyên khối, có dáng gần giống hình trụ.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 3.

Phần thịt ba chỉ khá nhiều mỡ, dễ gây ngán nhưng trong quá trình chế biến, loại thịt này lại mềm và ẩm.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 4.

Hệt như tên gọi của nó, phần thịt này nằm ở vị trí vai của heo. Phần thịt này thường dày, đầy đặn, có xen ít mỡ.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 5.

Trong phần thịt mông còn có một phần được phân biệt cụ thể hơn là thịt mông sấn. Đối với phần thịt, lớp da, mỡ được tách biệt rõ ràng.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 6.

Đây là phần thịt có các lớp mỡ xen kẽ vào bên trong miếng thịt chứ không tách biệt rõ ràng.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 7.

Thịt chân giò có nhiều thớ bắp thịt cuộn tròn lại cùng nhau. Đây là phần thịt nhiều người thích ăn.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 8.

So với chân giò sau, phần chân giò trước khi quan sát sẽ thấy có dáng, đẹp và rõ hơn ở phần móng giò. Vì là bộ phận hoạt động nhiều hơn nên thường nhiều gân hơn. Ngoài ra, thịt của chân giò trước cũng mỏng và ít hơn chân giò sau. Ưu điểm của thịt chân giò trước là ngọt hơn, do đó, nếu chế biến các món hầm, luộc, chị em nên chọn phần này. Phần chân giò sau sẽ có nhiều bắp thịt hơn, có mỡ, thịt không có vị ngọt như chân giò trước. Tuy nhiên, ưu điểm của chân giò sau là có nhiều thịt và giàu giá trị dinh dưỡng hơn chân trước.

Chị em đã biết cách gọi tên đúng các loại thịt heo và công dụng của từng loại chưa? - Ảnh 9.

Sườn heo được chia thành nhiều dạng: Sườn non là phần xương nhỏ, xương hình dẹt, nhiều thịt, thường có sụn, loại thịt này thường sử dụng chế biến các món như nướng, sườn rim, sườn xào chua ngọt. Dẻ sườn là phần thịt cứng, chắc và nhiều thịt thường được dùng để nướng. Sườn già là phần sườn có xương to, cứng và dài hơn, ít thịt, cần thời gian nấu lâu, thường để hầm canh lấy nước ngọt.