Chắc hẳn nhiều chị em sẽ có thói quen chỉ khi hết xăng mới chú ý tới việc đi đổ mà chẳng quan tâm tới điều gì khác. Thậm chí, có những chị em chạy xe đường dài nhưng vẫn thường xuyên hay quên việc thay dầu xe, bảo dưỡng, bảo hành xế yêu của mình.

Đúng là chỉ khi xe hỏng dắt ra tiệm để tốn cả triệu bạc rồi chị em mới nhận ra việc chăm sóc chiếc xe thân yêu của mình trước giờ đã quá hời hợt. Thậm chí những thói quen quên bảo dưỡng, bảo hành đơn giản nhất lại vô tình làm hỏng chiếc xe thay vì các tác nhân bên ngoài.

Trao đổi với anh Nguyễn Văn Hưng (thợ sửa xe chuyên nghiệp tại Sài Gòn) cho biết: "Hầu hết chị em đều không có thói quen tới tiệm bảo dưỡng hay bảo hành xe máy của mình định kỳ. Đa số chị em khi xe gặp vấn đề trục trặc mới dắt ra quán để sửa, lúc đó mất tiền triệu là chuyện bình thường, tâm lý ai cũng rất xót. Thế thì thay vì đợi tới khi xe hỏng, chỉ cần chị em chú ý một chút cách bảo dưỡng xe với những bộ phận quan trọng sẽ đỡ tốn kém khi hỏng, còn nâng cao chất lượng xe, chưa kể chạy đường dài an toàn và tuổi thọ của xe cũng kéo dài hơn".

Thợ sửa xe chuyên nghiệp liệt kê chi phí nuôi xe máy để chạy bền và tốt cho hội "chân yếu tay mềm", đường cùng dắt ra tiệm sửa cũng không lo chặt chém  - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Văn Hưng.

Cũng theo anh Hưng, việc không có thói quen chăm sóc và bảo dưỡng xe tới từ việc chị em chưa tìm hiểu và nắm các thông tin cơ bản. Chỉ cần chị em chịu khó đọc và tìm hiểu là sẽ biết và thậm chí không cần ra tiệm luôn.

Là thợ sửa xe lâu năm, anh Hưng cũng liệt kê nhanh giúp chị em các khoản chi phí nuôi xe và bảo dưỡng những bộ phận quan trọng nhất. Cứ duy trì tốt xe chắc chắn xe chạy khỏe, bền và trường hợp cuối cùng khi gặp vấn đề hỏng hóc khi ra tiệm cũng không bị chặt chém quá đà. Cụ thể:

- Lốp xe lúc nào cũng cần phải bơm căng, nên thay khi mòn gai hoặc khi di chuyển được 20.000 km.

- Cần thiết nhất là phải thay dầu nhớt định kì. Chị em cứ đi từ 1.500 - 2.000 km nên thay. Chọn loại dầu nhớt tốt và không nên tiết kiệm. Những chị em đi xe tay ga nên thay thêm chai dầu nhớt số (cứ thay 2 lần chai nhớt máy là 1 lần chai nhớt số và gối nhau như vậy).

- Bugi đánh lửa nên thay khi đi được 20.000km và nên dùng đồ mới.

- Dầu thắng (ở một số tiệm xe chủ tốt bụng chị em có thể xin được).

- Khi chạy từ 15.000 km nên thay lọc xăng.

- Nhớ châm thêm nước mát cho xe. Nếu chị em nào có điều kiện có thể thay luôn súc két vì một số dòng xe mới sẽ làm mát bằng nước.

- Thường xuyên kiểm tra phuộc trước và sau để xem có bị xì dầu không, có kêu không. Nếu phát hiện lỗi cần đi phục hồi.

- Thay lọc gió định kì khi xe chạy từ 10.000 - 15.000km.

- Thay dây curoa cho xe ga khi di chuyển từ 20.000 - 30.000 km.

Thợ sửa xe chuyên nghiệp liệt kê chi phí nuôi xe máy để chạy bền và tốt cho hội "chân yếu tay mềm", đường cùng dắt ra tiệm sửa cũng không lo chặt chém  - Ảnh 3.

Bảng chi phí nuôi xe máy được anh Nguyễn Hưng liệt kê.

"Nếu muốn xe mình tốt và tuổi đời cao hơn, ít hư vặt hơn thì những chi phí mình kể trên là cần thiết. Đây là chút kinh nghiệm của mình khi làm nghề muốn chia sẻ với mọi người vì thường thấy mấy chị em không quan tâm đến việc này. Chi phí thay và bảo dưỡng này rất nhỏ nếu so với việc đem xe đi sửa chưa kể tốn thời gian chờ đợi, mất công mất việc hơn.

Còn thay và sửa ở đâu mọi người nên chọn những địa chỉ uy tín, có bảo hành đàng hoàng và gần nhà mình là tốt nhất", anh Hưng chia sẻ thêm.

Ảnh: NVCC

https://afamily.vn/tho-sua-xe-chuyen-nghiep-liet-ke-chi-phi-nuoi-xe-may-de-giup-xe-luon-ben-va-tot-cho-chi-em-co-dat-ra-tiem-sua-cung-khong-lo-chat-chem-20210427152758201.chn