Chuyện ngụ ngôn chim nhạn và ếch xanh

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Mùa thu đã đến, hai chú chim nhạn muốn bay về trời Nam, nhưng lại không nỡ rời xa người bạn tốt của mình là chú ếch xanh. Chim nhạn nói với ếch xanh rằng: “Giá mà cậu cũng có thể bay lên trời được thì tốt biết bao, chúng mình có thể ở bên nhau mãi mãi”. 

Ếch xanh bỗng nảy ra sáng kiến: Cậu ta để hai chú chim nhạn ngậm lấy một cành cây, sau đó mình sẽ ngậm chặt vào giữa cành cây ấy, thế là ba người bạn cùng bay lên trời. Những chú ếch xanh trên mặt đất đều ngưỡng mộ vỗ tay khen ngợi, quả là tuyệt chiêu.

“Thời khắc sinh tử đừng tranh công, khi cần thiết nên cúi đầu” - triết lý dân công sở nào cũng cần nắm rõ - Ảnh 1.

Lúc này, khi chú ếch xanh kia đang vừa bay lên không trung không xa cùng hai chú chim nhạn, thì có một chú ếch xanh ở phía dưới cất tiếng hỏi: “Ai mà thông minh vậy?”. Chú ếch xanh kia sợ mất đi cơ hội thể hiện bản thân, bèn lớn tiếng nói vọng xuống: “Là tôi nghĩ ra đấy”. Lời chưa dứt thì cậu ta đã rớt xuống từ không trung.

Câu chuyện ngụ ngôn tưởng chừng chỉ dùng để đưa con trẻ vào giấc ngủ mỗi đêm ấy lại là bài học quý báu, răng dạy kỹ năng sống vô cùng sâu sắc, đặc biệt là đối với dân công sở.

Thông qua câu chuyện, người ta dễ dàng nhận ra được một điều rằng, hoạ diệt vong đến với chú ếch có nguồn cơn từ 2 đức tính vô cùng xấu của dân công sở, đó chính là: khoa trương và tranh công.

“Thời khắc sinh tử đừng tranh công, khi cần thiết nên cúi đầu” - triết lý dân công sở nào cũng cần nắm rõ - Ảnh 2.

Khoa trương vốn là tín hiệu cho những hiểm nguy cận kề, bởi lẽ nó đồng nghĩa với tính xốc nổi, ngạo mạn, tự mãn -những thứ cạm bẫy trên con đường tiến về phía trước. Bên cạnh đó, việc tranh công, sợ mọi người không biết và nhìn nhận thành quả cũng là thứ kìm hãm sự thăng tiến của dân công sở.

Bởi lẽ, nếu chỉ làm việc để thể hiện với cấp trên và đồng nghiệp, chúng ta sẽ chẳng chuyên tâm cũng như đặt hết tâm huyết vào công việc mình làm. Điều này sớm muộn cũng làm giảm năng suất lao động và công việc.

“Thời khắc sinh tử đừng tranh công, khi cần thiết nên cúi đầu” - triết lý dân công sở nào cũng cần nắm rõ - Ảnh 3.

Người khai sinh ra nước Mỹ cũng phải học cách cúi đầu

Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập nước Mỹ, khi còn trẻ ông đã có dịp tới làm khách của một gia đình trong thị trấn. Là một người tự tin, ông ưỡn ngực vươn vai bước vào căn nhà lá chật hẹp. Vừa vào đến cửa thì “bang” một tiếng, đầu của ông đã đập vào khung cửa, tím bầm.

Chủ nhà nhìn thấy ông bèn mỉm cười ra nghênh đón và nói rằng: “Đau lắm nhỉ! Cháu biết không, đây là thu hoạch lớn nhất mà hôm nay cháu đến thăm hỏi ta đó. Một người muốn thấu triệt thế sự, thông đạt nhân tình thế thái thì mọi thời khắc đều phải nhớ kỹ rằng cần phải cúi đầu”.

Cúi đầu đôi khi là một việc không hề dễ làm đối với chúng ta. Cúi đầu đồng nghĩa với việc con người ta phải bỏ qua cái tôi, cái tự trọng của bản thân để có thể tiếp thu, thấu nhuần ý kiến của một ai đó khác.

“Thời khắc sinh tử đừng tranh công, khi cần thiết nên cúi đầu” - triết lý dân công sở nào cũng cần nắm rõ - Ảnh 4.

Việc này vô cùng dễ thấy khi dân công sở làm việc nhóm. Mỗi người một ý, một cái tôi vô cùng lớn và ai cũng muốn chứng minh bản thân mình đúng, ý kiến của mình là hợp lý và tối ưu nhất. 

Tuy nhiên, giải pháp và hướng đi thì chỉ có một. Chỉ có người thật sự hợp lý và thuyết phục được đội nhóm mới là người có thể dẫn dắt và lãnh đạo. Và để có thể chứng minh được bản thân, điều đầu tiên cần làm đó chính là lắng nghe. Lắng nghe để cảm nhận và thấu hiểu. Và việc lắng nghe chỉ hiệu quả khi người ta gạt bỏ được cái tôi cá nhân quá lớn của bản thân đi.

“Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”, người càng sâu sắc thì càng biết cách lắng nghe, biết nên nói gì và không nên nói gì, biết nhún nhường trong những tình huống cần thiết.

“Thời khắc sinh tử đừng tranh công, khi cần thiết nên cúi đầu” - triết lý dân công sở nào cũng cần nắm rõ - Ảnh 5.

Trong cuộc sống, thông minh, chân thành nhiều khi không bằng lựa lời. Và trong phạm trù công sở cũng thế, nhiều khi chuyên môn cũng như nền tảng cũng không vượt qua nổi một tâm hồn thấu hiểu, một trái tim nồng ấm biết cách ứng xử, giao tiếp. Con ếch chết vì cái miệng và chúng ta là dân công sở, chứ không phải chú ếch xanh trong câu chuyện ngụ ngôn bên trên.

“Thời khắc sinh tử đừng tranh công, khi cần thiết nên cúi đầu” - triết lý dân công sở nào cũng cần nắm rõ - Ảnh 6.