Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên kết giữa việc thụt rửa âm đạo với khả năng bị nhiễm trùng nấm men, bệnh viêm vùng chậu và thai ngoài tử cung. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa thói quen thụt rửa này với nguy cơ ung thư cổ tử cung, làm giảm khả năng sinh sản, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Viện nghiên cứu Khoa học Sức khỏe Môi trường (Environmental Health Sciences) đã nghiên cứu thói quen của hàng triệu phụ nữ Mỹ và rút ra kết luận mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và việc thụt rửa âm đạo. 

Joelle Brown, một giáo sư dịch tễ học tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) nói rằng: Mặc dù cô biết việc thụt rửa âm đạo gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nhưng mối liên hệ giữa thói quen này với ung thư buồng trứng thì cô rất bất ngờ.

ung thư buồng trứng
Thụt rửa âm đạo gây ra nhiều vấn đề sức khỏe 

Trao đổi với Reuters Health, cô cho biết: Trong khi hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo vì nhiều lý do thì không ít phụ nữ lại vẫn duy trì việc này vì có rằng có lợi cho sức khỏe, giúp "vùng kín" sạch sẽ hơn. Vì vậy, cần có các biện pháp can thiệp để chị em hiểu hơn về vấn đề này. 

Ung thư buồng trứng được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tại Mỹ mỗi năm có khoảng 20.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng và khoảng 14.500 chết vì căn bệnh này.

Các phân tích mới trên tạp chí Dịch tễ học đã theo dõi hơn 41.000 phụ nữ trong độ tuổi 35-74 trên khắp Hoa Kỳ và Puerto Rico từ năm 2003. Khi được đưa vào tham gia cuộc nghiên cứu, những đối tượng này không bị ung thư vú và ung thư buồng trứng nhưng lại có người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Đến tháng năm 2014, các nhà nghiên cứu tính đượcc có 154 trường hợp bị ung thư buồng trứng và những phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo có nguy cơ cao gần gấp đôi so với những người không thụt rửa.

Sự liên kết giữa thụt rửa và ung thư buồng trứng thậm chí còn mạnh mẽ hơn ở những phụ nữ không có gen ung thư vú trong gia đình. 

Giáo sư Clarice Weinberg -Phó giám đốc của thống kê sinh học và ngành sinh học tính toán tại Viện Khoa học sức khỏe môi trường tại Research Triangle Park, Bắc Carolina, tác giả chính của cuộc nghiên cứu - cho biết chưa từng có nghiên cứu nào trước đây kết luận về mối liên quan này.  

Cô cũng nhấn mạnh, có một vài lý do sức khỏe mà chị em nên loại bỏ thói quen thụt rửa âm đạo. Âm đạo có khả năng làm sạch tự nhiên và các chất tẩy rửa với các hỗn hợp khác nhau có thể làm mất sự cân bằng tự nhiên. Thụt rửa âm đạo có thể khiến các vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn và đẩy lên thành tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Bác sĩ Brown, người đứng đầu một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí PLoS One đã nghiên cứu lý do thụt rửa âm đạo của phụ nữ. Kết quả là hầu hết chị em cho rằng đây là việc làm cần thiết trong quy trình vệ sinh âm đạo. Họ làm như vậy bởi vì thấy làm vậy sẽ chuẩn bị cho việc quan hệ tình dục, để làm sạch sau khi quan hệ tình dục tốt hơn. 

ung thư buồng trứng
Những người phụ nữ có thói quen thường xuyên thụt rửa âm đạo có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao gấp đôi những người khác.

Một số sai lầm khác khi chăm sóc "vùng kín"

- Rửa bằng sữa tắm, xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh: Làm thay đổi pH âm đạo, gây mất cân bằng sinh lý âm đạo, vừa dễ bị viêm nhiễm...

- Ngâm vùng kín trong chậu nước: Việc làm này khiến cho những vi khuẩn vốn rất sẵn có hậu môn được dịp lan vào nước và tấn công lại "vùng kín".

- Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp: Trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, tuy nhiên mỗi loại có công dụng, chức năng khác nhau và phù hợp với cơ địa, làn da của từng người.

Lưu ý giữ sức khỏe "vùng kín"

- Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt).

- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch.

- Không đưa vật lạ đưa vào trong âm đạo, tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh "vùng kín".

- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.

- Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp.

(Nguồn: Foxnews)