Tiểu Lý, 28 tuổi, là nữ quản lý phòng kinh doanh ở một công ty nọ. Cách đây không lâu, khi đang làm việc với khách hàng, cô đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng tới khách hàng, Tiểu Lý vẫn hoàn thành xong công việc mới đi mua thuốc giảm đau về uống. Cơn đau sau đó thuyên giảm nên cô cũng chỉ nghĩ đó là đau bụng tiêu hóa bình thường.

Hai tuần sau đó, đồng nghiệp nhận thấy khuôn mặt Tiểu Lý có những biểu hiện khác thường, da mặt có dấu hiệu vàng đi rõ rệt, thậm chí lòng trắng trong mắt còn có màu vàng nên đã khuyên cô đến bệnh viện để khám. Dưới sự thuyết phục của mọi người, Tiểu Lý đã đến gặp bác sĩ để kiểm tra chi tiết, kết quả khám cho biết cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Khi nghe được điều này, Tiểu Lý gần như suy sụp.

Sau quá trình thăm hỏi và động viên, bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân khiến Tiểu Lý mắc căn bệnh quái ác này. Hóa ra nguồn cơn là từ một thói quen ăn uống hằng ngày của cô.

Vì sống ở xa nơi làm việc nên ngày nào Tiểu Lý cũng phải dậy sớm đi làm, tối muộn mới về đến nhà. Để bổ sung dinh dưỡng cho bản thân, mỗi sáng, cô sẽ nấu một quả trứng để bù vào lượng dinh dưỡng thiếu hụt. Trước khi chế biến trứng, Tiểu Lý đều rửa sạch qua nước bởi cô luôn cảm thấy bề mặt trứng bị bẩn, nếu không làm sạch có thể sẽ nhiễm vi khuẩn. Trên thực tế, cách làm này hoàn toàn sai lầm nhưng nhiều người vẫn đang mắc phải mà không hay.

Thông thường, trên bề mặt trứng có một lớp màng để bảo vệ trứng khỏi các vi khuẩn. Lớp màng bề mặt của trứng bị rửa trôi không chỉ khiến trứng nhanh hỏng hơn, mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, từ đó sinh ra độc tố aflatoxin, gây hại cho sức khỏe.

Thói quen thường gặp khi bảo quản trứng gây hại cho gan nhưng nhiều người vẫn mắc phải  - Ảnh 2.

 Nếu bạn muốn trứng trông sạch sẽ hơn trước khi cho vào tủ lạnh thì hãy dùng màng bọc thực phẩm phủ lên bề mặt trứng, sau đó có thể lấy trứng ra và chế biến bình thường.

          Duy trì 3 thói quen tốt để gan khỏe mạnh

Để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe lá gan nói riêng, mọi người cần phải lưu ý những điều sau để giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe:

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không đủ cũng liên quan đến ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư vú. Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Nếu cảm thấy quá nhàm chán với những môn tập quen thuộc, bạn có thể tập thêm một số hình thức vận động khác.

Thói quen thường gặp khi bảo quản trứng gây hại cho gan nhưng nhiều người vẫn mắc phải  - Ảnh 3.

2. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Ngủ đủ giấc và đều đặn có thể giữ cho hệ miễn dịch ổn định, nhất là đối với bệnh nhân viêm gan virus mãn tính. Ngủ không đủ giấc là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh tái phát hoặc chuyển biến trầm trọng hơn. Chế độ ăn nên nhạt và ít dầu mỡ, chú ý ăn phối hợp giữa thịt và rau, tránh để đói hoặc quá no, ăn ít đồ ngọt, ít thực phẩm chiên xào, tránh xa thuốc lá, rượu bia.

Đặc biệt, không nên ăn các thực phẩm bị hư hỏng hoặc mốc. Thực phẩm bị mốc, hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Chất độc này sẽ gây tổn thương trực tiếp nhất đến gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Khuyến cáo không ăn thực phẩm bị mốc, không sử dụng bộ đồ ăn bị mốc hoặc rửa kỹ trước khi sử dụng và chú ý vệ sinh nước uống.

3. Kiểm soát cân nặng

Thói quen thường gặp khi bảo quản trứng gây hại cho gan  - Ảnh 3.

 

Có rất nhiều căn bệnh ung thư liên quan đến béo phì như ung thư thực quản, dạ dày, ruột kết và trực tràng, gan mật tụy, thận, nội mạc tử cung, buồng trứng, vú, tuyến giáp, màng não… Vì vậy việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết.

Bạn có thể giảm cân bắt đầu bằng chế độ ăn kiêng khoa học và tập thể dục thường xuyên. Nên nhớ, không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc trên thị trường, nếu dùng thì phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Theo Toutiao